TRIỀU TÂY SƠN - ẤN BẢN ĐẶC BIỆT

Tình trạng: Sách đã đặt hết
Mã sản phẩm: TTSBDB1942
Tác giả: Phan Trần Chúc
Nhà xuất bản: Mai Lĩnh
Năm xuất bản: 1942
Số trang: 135

Giới thiệu sách

Ấn phẩm "Triều Tây Sơn" của tác giả Phan Trần Chúc do Mai Lĩnh ấn hành lần thứ nhất năm 1942. Ấn bản đang lưu giữ tại Quán Sách Mùa Thu là ấn bản đặc biệt trên chất liệu giấy Dó dày. Thực tế là tự bản thân của ấn phẩm này đã được sinh ra với thân phận đặc biệt bởi chất liệu giấy Dó lụa dày dặn. Chúng tôi đã hoàn thiện thủ công tất cả các bước từ tháo, vệ sinh, khâu gáy, cổ áo cùng với khâu trang trí. Chọn da dê dòng Chagrin cao cấp của Pháp để bọc bìa, phần bìa trước sách được trang trí bằng kỹ thuật inlay và nhũ mạ, phần gáy được nhũ mạ bằng vàng 24k. Bìa trước của sách chính là lá cờ của Triều Tây Sơn.

---------------------

Mà nay áo vải cờ đào

 

Giúp dân dựng nước xiết bao công trình

 

- Ai tư vãn (Ngọc Hân công chúa) -

 

Chép truyện Tây-sơn, tình cờ chúng tôi đã ra ngoài cái thông lệ của các nhà viết sử khác. Lý do là triều Tây-sơn - có lẽ vì ngắn ngủi quá - không có một cuốn sử chính thức do Quốc-sử-quán soạn ra.

 

Chép việc, chúng tôi chỉ theo một phương pháp là thu-thập thứ văn của những người về triều ấy như Ngô Thì-Nhậm, Phan Huy Ích chẳng hạn, rồi cân nhắc mà suy-đoán ra.

 

Song những vật ấy hiếm hoi biết nhường nào !

 

Vì triều Tây-sơn đã không có đủ thời giờ và cũng không lúc nào rảnh việc để cố kết lòng người, nên bất hạnh phải làm thù địch chung của cả Bắc-hà (nơi còn lưa-luyến nhà Lê) và triều đại kế-tiếp sau. Những di tích của triều ấy bị khép vào cái án tiêu diệt, đồng thời của cả tay người lẫn tay Tạo vật. Tuy nhiên, chúng ta cũng có thể nói như văn-sĩ Racine: "Không có sự thực nào mà thời-gian không lật ra được bao giờ".

 

Hiện thời chúng tôi hãy xin trình bày với bạn đọc, cái bộ mặt của triều Tây-sơn theo chỗ quan sát của chúng tôi.

 

Và hy vọng rằng thời gian sẽ đưa ra ánh sáng mặt trời, nhiều đặc điểm nữa của triều Tây-sơn mà bây giờ chúng ta chưa tìm ra được.

 

- Trích tựa -

 

 

 

0972 873 962