Ấn phẩm "Communion - Cảm thông" của tác giả Vũ Hoàng Chương, bản dịch tiếng Anh của Nguyễn Khang, dịch tiếng Pháp của Simone Kuhnen de la Coeuillerie, phụ bản của Ysabel Baes. Sách được xuất bản năm 1960. Ấn phẩm đang được lưu giữ tại Quán Sách Mùa Thu có tình trạng đóng bìa còn bìa gốc, có thủ bút chữ ký của tác giả, sách dày 91 trang, ruột đẹp, lõi chắc chắn
Chúng tôi hiểu rằng nền văn hóa Việt Nam từ mấy chục thế kỷ nay đã để lại cho dân tộc ta biết bao nhiêu nhà thơ lỗi lạc mà tác phẩm đáng được dịch để giới thiệu cùng các độc giả ngoại quốc. Nhưng nếu chúng tôi đành nhường cái trọng trách lớn lao đó cho những dịch giả có tài hơn và chúng tôi chọn thi sĩ Vũ hoàng Chương, là bởi vì chúng tôi quan niệm thi nghiệp của ông có tính cách điển hình cho nhịp giao cảm nối liền hai thời đại cổ và kim, một thi sĩ sáng tác đều đặn nhất, có một cảm hứng liên tục nhất trong thì giới hiện nay; và những bài thơ về đủ các hướng đề tài của ông xứng đáng tượng trưng cho sự gặp gỡ Đông và Tây, trên bình diện Thi Hứng và Nghệ Cẩm.
Trong cuốn sách này, các độc giả sẽ thấy chúng tôi dùng văn vần để dịch. Làm như vậy, chúng tôi không hề có cao vọng đóng vai một thi sĩ Anh, cũng như chúng tôi không định bày vẽ thêm nhiều sự khó khăn, trong khi chúng tôi có thể dịch sang văn xuôi, vừa đỡ tốn thì giờ lại đỡ tốn công. Nhưng các độc giả am hiểu tiếng Việt chắc phải công nhận rằng thi ca Việt Nam có một nhạc điệu riêng biệt và cốt ở nhịp nhàng. Giá trị của một bài thơ sẽ được tăng thêm, nếu bài thơ đó được ngâm nga trầm bằng hoặc có một thứ âm nhạc nào đó hòa theo. Phản ảnh được đúng ý của thi nhân là một điều cần thiết hơn cả, chúng tôi đồng ý, nhưng chúng tôi thấy rằng nếu ta có thể thêm vào sự phiên dịch chính xác một âm điệu êm tai cho cân xứng với bài thơ Việt, thì điều đó vẫn rất nên làm, vì lẽ cái tinh thần của nguyên tác lại cảng biểu lộ rõ rệt.
Trong cuốn sách này, có 15 bài thơ, trích trong nhiều thi phẩm đã xuất bản hoặc đăng báo mà thi sĩ Vũ hoàng Chương đã sáng tác từ năm 1940 tới nay. Các bài thơ đó tiêu biểu cho gần đủ các lối thơ mà các thi sĩ Việt Nam thường sáng tác cho tới ngày nay. (Chẳng hạn: bài "Nguyện cầu", "Con tầu say", lối ca lục bát; bài "Hoa sen", "Đêm đông", lối Đường luật thất ngôn bát cú; "Bài ca Bình Bắc", "Bà ca dị hỏa", lối Trường đoản cú; bài "Công chúa Paris", "Tuyết bận", lối khác đều Lục ngôn vần chéo, bài "Gửi tặng", lối thơ 8 chữ vẫn chéo, còn các bài khác đều là Thất ngôn phân đoạn.)