Từ điển và Ngôn ngữ

TỪ ĐIỂN VIỆT NAM PHỔ THÔNG

Ấn phẩm "Từ điển Việt Nam phổ thông" của tác giả Đào Văn Tập do nhà xuất bản Vĩnh bảo ấn hành năm 1951. Ấn bản đang được lưu giữ tại Quán Sách Mùa Thu trong tình trạng đóng bìa xưa rất đẹp, ruột và lõi sách cứng cáp, chữ in rõ nét, dày 727 trang. đây là Một cuốn từ điển khá đặc biệt được đóng bìa bởi ông Nguyễn Văn Châu. Ông Nguyễn Văn Châu hay Paul Châu sở hữu một nhà đóng sách nổi tiếng trước năm 1945. ---------------------------------------------------------------- Một tự điển Việt ngữ mới mở và đầy đủ là một pho sách tối cần cho văn...

HÁN VĂN - ẤN BẢN ĐẶC BIỆT

Ấn phẩm "Hán Văn" do tác giả Trần Trọng San biên soạn, sách được nhà xuất bản Sài Gòn ấn hành năm 1963. Ấn bản đang lưu giữ tại Quán Sách Mùa Thu có tình trạng rất đẹp, sách đóng bìa xưa, dày 456 trang, ruột sách đẹp, chữ in rõ, lõi sách chắc chắn. Đây là ấn bản đặc biệt có thủ bút và chữ ký của tác giả, in trên chất liệu giấy dày, đẹp.  "Hán Văn" - Trần Trọng San chuyên sử dụng thích đáng những từ ngữ Hán - Việt, thiết định chính xác những danh từ chuyên khoa, đủ khả năng khai...

VĂN LIỆU TỪ ĐIỂN

Ấn phẩm "Văn liệu tự điển" của tác giả Long Điền Nguyễn Văn Minh, do Quảng Văn Thành Nội Hóa ấn hành năm 1942. Ấn bản đang lưu giữ tại Quán Sách Mùa Thu là bản được đội ngũ Little Cats Bookbinding đóng theo lối Passé carton bọc da tự nhiên, nhũ mạ gáy thủ công bằng vàng 24k. Giấy gạc màu được làm thủ công bằng phương pháp thuỷ ấn. Văn liệu tự điển là một cuốn từ điển quan trọng cho những nhà sưu tầm và nghiên cứu về chữ Quốc Ngữ. Tác phẩm được tác giả Long Điền Nguyễn Văn Minh dành 7 - 8 năm ròng rã...

ĐẠI NAM QUẤC ÂM TỰ VỊ

Ấn phẩm "Đại Nam quấc âm tự vị" do Huỳnh Tịnh Của biên soạn và được nhà xuất bản Imprimerie Rey, Curiol & C.ie ấn hành năm 1895 - 1896. Bộ sách đang được lưu giữ tại Quán Sách Mùa Thu được đội ngũ Little Cats Bookbinding đóng thủ công theo lối Passé carton bọc da dê tự nhiên nhập khẩu từ Pháp, cổ áo khâu thủ công 2 màu bằng chỉ line, nhũ mạ các họa tiết ở gáy sách thủ công bằng vàng 24k. Giấy bìa và giấy gạc màu của bộ sách được làm thủy ấn thủ công. Ruột sách đẹp, chữ rõ ràng,...

TỰ VỊ NÔM

Ấn phẩm "Tự vị Nôm" của đồng tác giả Vũ Văn Kính & Nguyễn Văn Khánh là tài liệu khảo cứu và học tập tại Trường Đại học Văn khoa. Ấn bản đang lưu giữ tại Quán Sách Mùa Thu có tình trạng đẹp, còn bìa gáy, gáy bị mất một ít và đã được bồi lại, bìa sách bị dán ngược với ruột sách, dày 224 trang. Sách có thủ bút và chữ ký của tác giả Nguyễn Văn Khánh. "Cuốn tự vị này không có định nghĩa từng chữ nhưng đã có phần nói rõ phép cấu tạo chữ Nôm, nên độc giả có thể nhân đó mà đọc được...

SÁCH HỌC CHỮ NHO

Ấn phẩm "Sách học chữ Nho" của Tân Dân Biên Tập Bộ, do Trần Xuân Kiêm dịch, Tân An xuất bản năm 1936. Ấn bản đang được lưu giữ tại Quán Sách Mùa Thu có tình trạng đẹp, đủ bìa gáy, gáy bị mất một ít, chữ in rõ nét, dày 373 trang. " Phàm người Nam ta, ai cũng cần biết chữ nho, vì trong tiếng ta, rong quốc-văn, nhan nhản những tiếng, những chữ gốc ở chữ nho. Có nhiều bạn đọc muốn học chữ nho mà không tiện thày tiện sách, nên chúng tôi đem hiến các bạn một phương pháp học chữ nho rất giản dị...

HÁN VĂN GIÁO KHOA THƯ

Ấn phẩm "Hán văn giáo khoa thư" của tác giả Võ Như Nguyện - Nguyễn Hồng Giao, nhà xuất bản Trung Tâm Học Liệu xuất bản năm 1972. Ấn bản đang được lưu giữ tại Quán Sách Mùa Thu có tình trạng đẹp, đủ bìa gáy, lõi chắc chắn, chữ in rõ nét, bộ sách gồm 2 cuốn. ------------------------------------------------------------- Chữ Hán là một trong những loại chữ viết đầu tiên của nhân loại, được hình thành bằng phương pháp tượng hình. Cách tạo ra chữ viết tượng hình là dựa vào hình ảnh, chẳng hạn muốn nói về người thì vẽ con người, muốn nói con Chó thì vẽ con Chó,......

ĐỂ HIỂU VĂN PHẠM

Ấn phẩm “Để hiểu văn phạm” của Nguyễn Hiến Lê do Phạm Văn Tươi xuất bản, ấn phẩm được ấn hành 1952. Ấn bản đang được lưu giữ ở Quán sách Mùa Thu có tình trạng đẹp nguyên bìa gáy, ruột sách đủ trang, lõi sách đẹp, sách dày 120 trang. Phần đông thấy môn văn-phạm Việt Nam vô ích hoặc không quan trọng mà cũng phải dạy, phải học cho "đúng chương trình". Tình thế đó không nên kéo dài nữa. Ta phải làm sao chứ? Nếu món ăn hoàn-toàn vô-ích thì bỏ hẳn nó đi, nếu nó chỉ lợi đôi phần thì rút bớt nó lại. Bỏ hẳn thì chúng tôi...

ĐIỂN HAY TÍCH LẠ

Ấn phẩm "Điển hay tích lạ" của Nguyễn Tử Quang do xuất bản Khai Trí xuất bản được ấn hành vào năm 1974. Ấn phẩm đang được lưu trữ tại Quán sách Mùa Thu có tình trạng tốt, còn nguyên bìa gáy, gáy được dán lại, lõi sách chắc chắn, đủ 466 trang. Chịu ảnh hưởng văn học cổ điển Trung Hoa, văn học cổ điển Việt Nam có nhiều điển tích. Điển tích tuy có làm trơ rngiaij phần nào về sự phổ thông ý tưởng của văn nghệ phẩm, nhưng ngược lại cũng làm cho ý tưởng của văn nghệ phẩm được mạnh mẽ, phong...

TỪ ĐIỂN ANNAM LUSITAN - LATINH

Ấn phẩm "Từ điển Annam - Lusitan - Latinh" (thường gọi là Từ điển Việt - Bồ - La) do A.de Rhodes biên soạn, được nhóm phiên dịch Thanh Lãng, Đỗ Quang Chính, Hoàng Xuân Việt dịch sang tiếng Việt. Sách được nhà xuất bản Khoa Học Xã Hội xuất bản năm 1991. Ấn phẩm đang được lưu giữ tại Quán Sách Mùa Thu có tình trạng đẹp, còn nguyên vẹn bìa và gáy, dày 255 trang, rột đẹp, lõi sách chắc chắn. Từ điển Annam - Lusitan - Latinh (Dictionarium Annamiticum - Lusitanum - Latinum (thường gọi là Từ điển Việt - Bồ - La) do...

TÌM VỀ CỘI NGUỒN CHỮ HÁN

Ấn phẩm "Tìm về cội nguồn chữ Hán - Gồm nhiều từ đã gia nhập vào kho tiếng Việt" của tác giả Lý Lạc Nghị do Nhà xuất bản Thế Giới ấn hành năm 1997. Ấn bản đang lưu giữ tại Quán Sách Mùa Thu có chữ ký tác giả và được bảo quản trong tình trạng đẹp. Sách còn nguyên bìa gốc, ruột đẹp, lõi sách chắc chắn, gồm 1247 trang. "Sự tiếp xúc giữa tiếng Hán và tiếng Việt diễn ra từ thời xưa, cho nên vấn đề vay mượn rất phức tạp. Hiện nay ta thấy trong tiếng Việt có những từ gốc Hán mượn qua con...

LỊCH SỬ CHỮ QUỐC NGỮ

Ấn phẩm "Lịch sử chữ quốc ngữ (1620-1659)" của tác giả Đỗ Quang Chính, do Tủ sách Ra Khơi ấn hành năm 1972. Ấn bản đang được lưu giữ tại Quán Sách Mùa Thu có tình trạng rất đẹp, còn bìa gáy, gáy bị sờn và mất đoạn nhỏ, sách dày 171 trang. "Để thực hiện công cuộc truyền đạo của họ tại Đại Việt, các giáo sĩ Dòng Tên ngay từ khoảng đầu thế kỷ thứ XVII đã cố gắng tạo nên một lối chữ viết căn cứ trên mẫu tự Latinh, nhờ đó có thể diễn tả ngôn ngữ Việt. Từ những sự dò...
0972 873 962