CAO BÁ QUÁT THÂN THẾ VÀ VĂN CHƯƠNG

Tình trạng: Còn 2 ấn phẩm
Mã sản phẩm: CBQTTVVCSM
Nhà xuất bản: Sống Mới
Năm xuất bản: 1958
Số trang: 144
GIÁ BÁN: 500.000₫

Giới thiệu sách

Ấn phẩm “Cao Bá Quát thân thế và văn chương” do 2 giáo sư Bằng Phong và Nguyễn Duy Diễn biên soạn được nhà xuất bản Sống Mới ấn hành năm 1958. Ấn bản đang được lưu giữ ở Quán sách Mùa Thu có tình trạng rất tốt, sách dày 144 trang, ruột sách đầy đủ, lõi sách chắc chắn.

Cao Bá Quát là tấm gương mẫu mực về tự rèn luyện, học tập để trở thành người tài năng, đức độ, người nổi tiếng văn hay chữ tốt mà người đời tôn ông là “ Thánh Quát ”, “Văn như Siêu - Quát võ tiền Hán”.

Cao Bá Quát (1809-1855) tự là Chu Thần, hiệu là Cúc Đường, biệt hiệu là Mẫn Thiên. Ông sinh năm 1809 tại làng Phú Thị, huyện Gia Lâm tỉnh Bắc Ninh (nay là xã Quyết Chiến, huyện Gia Lâm, ngoại thành Hà Nội). Làng ông cách Hà Nội 17 cây số về phía đông, trước đây vốn là nơi làm ăn buôn bán phát đạt và học hành thi cử dễ dàng. Từ xưa, ở đây đã có nhiều người nổi tiếng về thơ văn và khoa hoạn. 

Ông thân sinh ra Cao Bá Quát không đỗ đạt gì, nhưng là một nhà Nho danh tiếng. Ông hướng con cái vào con đường khoa cử và hy vọng rất nhiều ở các con. Ông chọn hai tên trong tám kẻ sĩ đời Chu đặt tên cho hai đứa con sinh đôi của mình là Bá Đạt và Bá Quát là muốn cho hai con sẽ trở thành những bậc hiền thần. Cao Bá Quát đặt tên cho mình là Chu Thần cũng ý nghĩa đó.

Là một cậu bé có tài năng và đức hạnh, Cao Bá Quát đã lớn lên trong mối quan hệ tốt đẹp với gia đình, bạn bè, quê hương, nuôi dưỡng những tình cảm thắm thiết đối với nhân dân và đất nước.

Khác với một số giai thoại coi ông như một đứa trẻ ngỗ ngược. Cao Bá Quát, qua văn thơ, đã tỏ ra một người giữ gìn phẩm hạnh, đối xử đúng mực với cha mẹ, anh em, làng xóm.

Mỗi lần xa nhà, không lúc nào ông không nhớ tới gia đình, bè bạn. Lời thơ thắm thiết viết cho anh, nỗi kinh hoàng khi nghe tin chị chết, lòng thương cha mẹ già không người chăm nom, khiến cho ta khó tin rằng ông là người luôn kèn cựa với anh, coi thường bố mẹ, như nhiều người đã nghĩ về ông.

Qua thơ văn của Cao chúng ta thấy ông có một cuộc sống trong sạch, một thái độ đúng đắn và tình yêu, một tấm lòng đằm thắm với vợ con.

Tài liệu không cho biết vợ ông như thế nào, nhưng mỗi lần nói với vợ, ông đều nói với một giọng rất trìu mến.

Sống xa nhà có lần nhận được tấm áo bông của vợ gửi cho, ông cảm động trước tình yêu thương của vợ, trong từng mũi chỉ đường kim:

Một phong thư đọc dưới ánh đèn, muôn hàng lệ chảy,

Đêm nay mảnh hồn tàn trở về quanh quẩn chốn buồng thuê.

Ông thương vợ, sống trong cảnh nghèo khổ và tưởng tượng lúc trở về bước qua cửa vào nhà, có lẽ chính là lúc vợ đi giã gạo thuê cho hàng xóm.

0972 873 962