Ấn bản "Chàng hải âu kỳ diệu" của tác giả Richard Bach, sách do dịch giả Nguyễn Trọng Kì chuyển ngữ Việt văn, được nhà xuất bản Tổ hợp xuất bản Hải Âu ấn hành năm 1973. Ấn bản đang lưu giữ tại Quán Sách Mùa Thu có tình trạng rất đẹp, sách nguyên bìa gáy, ruột dày 152 trang, đầy đủ trang, lõi sách chắc chắn.
Richard Bach là nhà văn nổi tiếng người Mỹ, xuất bản năm 1970, kể cho chúng ta về cuộc đời của Jonathan, một chàng hải âu: “Đối với hầu hết hải âu, ăn quan trọng hơn là bay. Nhưng riêng với Jonathan Livingston, niềm say mê bay lại lớn hơn tất cả mọi thứ khác trên đời”. Vì thế chàng bắt đầu tập bay; bay với tốc độ cao, bay ở thế nhào lộn,... Nhưng Đàn Hải âu lại không thích chàng làm như thế, do đó chàng bị coi là nỗi nhục nhã, chàng trở thành kẻ bị Lưu Đày, bị bỏ mặc trong sự cô đơn, nhưng điều đó không làm chàng nản chí, vì sự thật là những con hải âu khác sẽ không bao giờ biết được vẻ đẹp và cảm giác vĩ đại khi bay.
Ở đây chàng Hải âu học được một điều: “Thiên Đường không phải là nơi chốn, mà cũng không phải thời gian. Thiên Đường là trạng thái khi ta đạt được toàn thiện”... Những hải âu luyện tập qua nhiều đời để đạt được sự toàn thiện. Nếu ở kiếp sống này ta không học thêm được cái gì cả, thì thế giới của kiếp sống sau sẽ giống hệt như thế giới này... Nhưng nếu ta học cách bay và ta luyện tập đủ tốt, thì ta sẽ ở trên cao hơn những bậc thang không có kết thúc để lên đến Thiên Đường, vì vậy đó chỉ là một bước tiến xa hơn. Bay ở đây được hiểu như là một cách nghĩ vậy... Ta phải nghĩ bản thân ta là một thực thể tự do vô hạn, ta tự do khỏi tất cả những Luật Lệ vốn chỉ trực ngăn cản ước vọng của bản thân ta.
***
Richard Bach sinh năm 1936, vốn là phi công chiến đấu và thợ cơ khí máy bay. Ông là tác giả của mười một đầu sách, trong đó nổi tiếng nhất là Hải âu Jonathan Livingston (Jonathan Livingston Seagull) và Ảo ảnh: Những cuộc phiêu lưu của một nhà tiên tri bất đắc dĩ (Illusions: The Adventures of a Reluctant Messiah, 1977).
Richard Bach sinh tại Oak Park, Mỹ – con trai của Roland Robert và Ruth Helen (Shaw) Bach, cháu trai của nhà soạn nhạc thiên tài Johann Sebastian Bach. Ông từng học tại trường Long Beach State College (nay là đại học California, Long Beach). Không chỉ là một phi công máy bay, Richard Bach còn là một nhà văn. Niềm yêu thích viết lách đến từ khi ông còn học trung học. Cùng với niềm đam mê về hàng không, hình ảnh máy bay và bầu trời xuất hiện trong hầu hết các cuốn sách của Richard. Điển hình là hình ảnh chú chim hải âu say mê bay trong Jonathan Livingston Seagull, được lấy cảm hứng từ chính những chuyến bay của ông. Với hơn 60 triệu bản sách được bán, Richard Bach là một trong những tác giả được yêu thích nhất thế giới. Các tác phẩm gần đây nhất của ông bao gồm: Travels With Puff, Puff And Illusions II: The Adventures Of A Reluctant Student.
***
Chàng Hải Âu Kỳ Diệu là một câu chuyện nhỏ nhưng những bài học mà nó đem lại chứa đựng rất nhiều triết lý sống. Khi chúng ta cố gắng tìm xem những gì có thể làm được, chúng ta đã tự tạo ra giới hạn cho chính bản thân mình. Việc trói buộc bởi những suy nghĩ của người khác cũng là một loại giới hạn. Jonathan sẵn sàng từ bỏ mọi thứ, vượt qua định kiến xã hội và niềm tin về những điều không thể. Nhờ đó, cậu hiểu được một chân lý: không bao giờ tồn tại giới hạn. Đây cũng là tư duy mà chúng ta cần phải học. “Không giới hạn ư, Jonathan?. Cậu nghĩ, và cậu mỉm cười. Hành trình học tập của cậu đã bắt đầu”.
Chàng Hải Âu Kỳ Diệu là một cuốn sách tuyệt vời tiết lộ cho chúng ta biết tự do thật sự là như thế nào. Khi chúng ta học với sự thực hành đủ, chúng ta sẽ biết rằng khả năng của mình là vô hạn. Tự do sống theo cách bạn muốn và không để lạc lối bởi quan điểm của người khác, đó là bài học thứ nhất. Lựa chọn cách sống và con đường mà bạn sẽ đi, dù không dễ dàng, đó là bài học thứ hai. Không ngừng nhận thức về bản thân, bạn sẽ khám phá bản ngã thật sự của chính mình, đó là bài học thứ ba. Và cuối cùng, đừng bao giờ nghĩ rằng đây chỉ là câu chuyện của một con chim – “Tặng chàng hải âu đích thực đang sống trong mỗi một chúng ta” – Richard Bach.
Trong phần cuối của quyển sách là lời cuối của sư phụ của chàng. Đó là: “Tiếp tục hành động cho Tình Yêu Thương”. Trong phần này chàng hiểu là tinh thần không thể nào được thực sự giải thoát mà không có lòng thứ tha và đối với chàng đó là cách để tiến bộ tâm linh, dẫn đến con đường giác ngộ chứ không phải con đường khổ luyện của một đệ tử. Chàng quay trở về vớí nhóm hải âu để chia sẻ những lý tưởng mình vừa khám phá và kinh nghiệm to lớn mình vừa trải qua và sẵn sàng cho cuộc chiến đấu gay go với những qui điều cứng nhắc của nhóm hải âu đó. Khả năng tha thứ được xem là “điều kiện bắt buộc có để vượt lên cao”.
“Con có hết sức muốn bay bổng để có thể tha thứ cho các huynh đệ của mình và học hỏi và trở về với họ một ngày nào đó và giúp họ không?” Đó là lời chàng hỏi những đệ tử của mình trưóc khi giảng thuyết tiếp cho họ. Cốt lỏi trong ý tưởng này là tư tưởng: kẻ giỏi hơn có thể thăng tiến bằng cách rời bỏ những kẻ yếu kém hơn mình là hoàn toàn không thể chấp nhận được. Do vậy mà tình yêu đáng phải được kính trọng và sự tha thứ cũng có cùng tầm mức quan trọng như sự tự do khỏi áp lực bị buộc phải tuân theo những khuôn thước do mọi người đề ra. Bây giờ xin được nói qua về tác giả Richard Bach.
Richard David Bach sinh năm 1936 là một nhà văn ngươì Mỹ. Ông được nổi tiếng qua hai cuốn truyện có thật nhiều người đọc là Jonathan Livingston Seagull và The Adventures of a Reluctant Messiah. Sách của ông mang trong đó triết lý rằng những giới hạn thể chất của mình và sư tạm bợ của nó chỉ có tính cách của mặt mỏng bề ngoài mà ta có thể vượt qua được. Ông rất đam mê bay bổng và với những quyển sách viết về lướt cánh, tung mây và về “bay”, theo nghĩa ẩn dụ của chiều hướng tâm linh. Ông đã theo nghiệp bay từ hồi 17 tuổi.
Sinh ra ở Illinois, theo học ĐH Long Beach State College năm 1955 là tác giả của một số truyện có thực và giả tưởng. Đa số là loại bán-tự -truyện, dùng những dữ kiện thật hay hư tạo từ cuộc đời của chính mình để phô diễn triết lý của ông.
Ông phục vụ với tính cách trừ bị trong Hải quân và sau đó là trong Phi đội chiến đấu 108 trong Không quân Phòng không New Jersey, và là phi công F-84F trong Phi đoàn 141, Không quân Hoa kỳ. Sau đó ông là cây viết về kỷ thuật cho Douglas Aircraft và đóng góp bài cho tạp chí Flying. Năm 1960, ông được điều qua phục vụ ở Pháp. Muà hè năm 1970, ông và người bạn phi hành du lịch sang Aí nhỉ Lan để bay trong một cuốn phim. Năm 1973, cuốn Chàng Hải Âu Kỳ Diệu được quay thành phim với phần diển tả do danh ca Neil Diamond phụ trách. Cuốn sách thứ nhì của ông ra đời năm 1977 là câu chuyện về một nhà tiên tri của thời hiện tại quyết định từ bỏ lý tuởng của mình.
Trong những năm của 1990, ông xuất hiện trên online trong website của “Compuserve” và đích thân trả lời emails cho từng ngươì gỡi. Tháng Tư năm 2005, ông được phỏng vấn trên đài truyền thanh Conscious Talk Radio và đã được truyền lại vài lần vào năm 2006.
Ông có sáu con với người vợ đầu tiên. Bà này đã đánh máy và duyệt bản thảo cho hầu hết bài viết của ông. Bà này cũng là một phi công và viết một quyển sách về đời bay của mình. Con trai của ông là một nhà báo và kỷ sư về nhu liệu có viết sách nói về cha mình. Năm 1977 ông lập gia đình lại với một phụ nữ ông gặp trong thời gian quay cuốn phim về chàng hải âu Jonathan. Họ chia tay năm 1999 và ông cưới ngươì thứ ba vào tháng Tư 1999.
Bach là một trong số tác giả Mỹ chịu ảnh hưởng triết lý của Đông phương và đã tìm về Chân Ngã để vượt qua những giới hạn của thân xác rồi đưa tâm linh về với Vô Ngã. Bach đã không cho phép mình mãn nguyện khi đã giác ngộ mà cho rằng mình phải tìm về để giúp đở cho đồng loại đang chìm trong bể mê. Có lẽ đây là điểm son chói lọi của “Chàng Hải Âu Kỳ Diệu” này vậy.