Ấn phẩm "Chiến sĩ hành" của tác giả Vũ Anh Khanh, do nhà xuất bản Tân Việt Nam ấn hành năm 1949. Ấn bản có tựa của Tam Ích, lời bạt của Tẩm Thệ Hà. Sách đang được lưu giữ tại Quán Sách Mùa Thu có tình trạng đủ bìa mất gáy, sách dày 33 trang, vài trang đầu bị ẩm bẩn, phần còn lại đẹp. Ấn bản có nhiều phụ bản tranh của hoạ sĩ Nguyễn Văn Mười.
------------------------------------
Thi nhân với cuộc đời thường hay có sự chênh lệch. Có người đến "sớm " quá trong một thế giới đương trưởng-thành: chênh lệch - và thơ "khó" quá, không ai đọc. Có người đã già trong một cuộc đời đương mới: cũng chênh lệch - và âm thanh xưa, không ai nghe.
Người làm thơ nên làm người vừa tuổi giữa một cuộc đời vừa tuổi. Ngoài xa, một thế hệ thi nhân đi song song với một con số lớn - hai mươi triệu - đi sát, đi một bên, đi ở trong, ở sâu. Đầu bạc trên những vần thơ : bước đi định đoạt cả một THỜI ĐẠI MỚI.
Nơi đây, cũng có những người ráng sức: Ai-Lan, Vũ-anh-Khanh,v.v... kẻ trước người sau, hơn một chút, kém một chút, đều để một tấm lòng nặng thơ-riêng đối với cuộc đời, cũng không chênh lệch nhiều...
Riêng về Vũ-anh-Khanh, chàng đương tập tễnh theo những bực đàn anh. Để coi Vũ-anh-Khanh đi đến chốn nào trong xã hội thi nhân! Chỉ biết, trong người Khanh, nhà tiểu-thuyết thua xa, thua hẳn nhà thơ.
Hương vị CHIẾN SĨ HÀNH là một hương vị cổ điển. Nhưng có cổ-điền và cổ điển. Có thứ cổ-điển mà hương vị có một vị trí có hạn trong thời gian: người đi đường xa, dừng chân, ngắm một nét vẽ, nghe một mầu âm-thanh, nhớ người xưa. Rồi khách lại đi: hương vị không còn nữa.
Còn thứ hương vị cổ-điền trong thơ "CHIẾN SĨ HÀNH" thì lại lẽo đẽo theo khách: khách tưởng như mình đương mang trong tâm-linh một hương vị kiên nhẫn, đương đi trên một con đường dài, đi giữa
Rừng cao phơi nắng cao
Ngàn lau thương ngàn lau
Trời xanh biêng biếc đẹp
........................................
(Đường ra biên ải) Vũ-anh-Khanh
Và đầu đường kia, có một cảnh-trí đẹp.