CHỮ NHO TỰ HỌC

Tình trạng: Còn 1 ấn phẩm
Mã sản phẩm: CNTHDMNPre75
Tác giả: Đào Mộng Nam
Nhà xuất bản: Việt Nam Văn Hiến
Năm xuất bản: 1973
Số trang: Trọn bộ 3 cuốn (Cuốn 1: 300 trang. Cuốn 2: 196 trang. Cuốn 3: 214 trang)

Giới thiệu sách

Ấn phẩm "Chữ nho tự  học" do tác giả Đào Mộng Nam biên soạn được nhà xuất bản Đại Nam Văn Hiến ấn hành lần thứ nhất năm 1973. Ấn bản đang lưu giữ tại Quán Sách Mùa Thu trọn bộ 3 cuốn, sách có tình trạng nguyên ven. Sách đầy đủ bìa, gáy, ruột sách đủ trang, lõi sách chắc chắn.

Đào Mộng Nam sinh năm 1940, quê ở Bắc, di cư vào Sài gòn từ 1954. Thích chữ Hán từ bé nên ông có theo học một số nhà nho, tuy nhiên cách dạy thuộc lòng kiểu cũ không làm ông thỏa mãn, bởi khó nhớ lại dễ quên, muốn đủ mặt chữ để đọc được sách phải mất ít cũng 5, 7 năm. Vì vậy ông tự mày mò tìm hợp lí hơn để học chữ Hán (mà ông đề nghị gọi là chữ Nho, vì nó đã được đọc theo cách của Việt, hoàn toàn khác với người Tàu; là một chân trong ba chân vạc của văn tự Việt Nam: Nho - Nôm - Abc).

Năm 1964, ông hoàn thành bộ Chữ Nho Tự Học gồm 3 cuốn, trình bày một cách học chữ Hán mới, dễ nhớ lại lâu quên.

Ông dựa vào 6 phép cấu tạo chữ Hán (gọi là lục thư) để gợi ý cách nhớ. Với các chữ tượng hình thì ông vẽ hình, với các chữ có cách cấu tạo khác thì ông tìm cách phân tích ra thành các thành phần đơn giản hơn, và chỉ ra mối tương quan giữa chúng - các yếu tố chỉ sự, hội ý, hình thanh, ... Cũng có lúc ông không phân tích gì, chỉ kể một giai thoại, như với chữ 太 thái ở ví dụ trên, tuy nhiên trường hợp này rất ít, trong phần lớn trường hợp ông đều cố gắng phân tích cấu tạo của chữ cần học. Sự phân tích của ông hầu hết là nghe có lí, nhưng đôi lúc cũng khá khiên cưỡng; dù vậy, việc cố gắn mỗi chữ với một câu chuyện (nghe có vẻ) lô-gic vẫn giúp người học dễ nhớ và nhớ lâu chữ mới và ý nghĩa của nó; đặc biệt là, nhờ sự phân tích ấy mà người học luôn luôn có dịp ôn lại những chữ đã học.

Với cách học này, chỉ trong 6 tháng đến 1 năm người học có thể dễ dàng nhớ được khoảng gần 1900 chữ Hán, số lượng chữ cơ bản để đọc sách báo chữ Hán (xấp xỉ số chữ Hán cơ bản mà Bộ Giáo dục Nhật, Hàn yêu cầu đối với học sinh phổ thông của họ - Nhật: 1945 chữ Kanji; Hàn quốc: 1800 chữ Hanji, nên bộ sách cũng rất có ích cho ai học tiếng Nhật, tiếng Hàn).
Thật ra trong một số sách dạy chữ Hán cũng có phân tích kiểu như này, nhưng chỉ làm với một số ít chữ, chủ yếu để minh họa lục thư (6 cách cấu tạo chữ Hán). Sau này có dịp đọc một số tài liệu dạy chữ Hán, chữ Nhật (kanji) của Tây, thấy họ cũng dùng mánh để giúp người học nhớ mặt chữ. 
Sau khi hoàn thành bộ sách Đào Mộng Nam được mời dạy chữ Hán ở một số Phật học đường, và tiếp đó ở Đại học Huế và ĐH Vạn Hạnh. Ngoài ra ông cũng mở lớp dạy hàm thụ chữ Hán qua thư dành cho người học ở xa, hoặc không sắp xếp thời gian đến lớp được.

0972 873 962