Ấn phẩm "Côn Lôn quần đảo trước ngày 9 tháng 3 năm 1945" do tác giả Trần Văn Quế biên soạn, sách được nhà xuất bản Thanh Hương Tùng Thư ấn hành lần thứ nhất năm 1961. Ấn bản đang lưu giữu tại Quán Sách Mùa Thu có tình trạng đẹp, sách nguyên bìa gáy, dày 152 trang, ruột sách đẹp, lõi sách chắc chắn.
Trước năm 1945, hai tiếng Côn - Nôn (hay là Côn - Lôn) đã đập mạnh trong tâm hồn quốc dân đồng bào không phải vì cảnh nên thơ của nó mà chính vì một cái chi rùng rợn được nó khêu gợi lên.
Côn - Nôn! Côn - Nôn! Từ 1862 đến 1945, trên tám mươi năm, hai tiếng ghê - tởm ấy đã khêu gợi lên hình ảnh của vạn ức con người gầy còm, bịnh hoạn, xanh mét, quần áo tả tơi, đang bị bắt buộc làm các công việc chết người dưới những trận mưa: Nào hèo nào gậy, nào đấm nào đá, pha lẫn với những lời miệt thị, chửi rủa của tay sai thực dân.
Nhìn kỹ lại, họ cũng là người! nhưng hoặc vì lỡ một lầm hai mà ra cớ đỗi; Hoặc là vì trước cảnh quốc phá gia vong non sông bị chà đạp, họ đã mạnh dạn đứng lên quyết phá cũi, mở lồng cho đồng bào để rồi rước cái chết vào mình.
Quyển "Côn Lôn quần đảo" sẽ giúp đồng bào ta biết rõ nơi này dưới khía cạnh như địa lý, hành chính, kinh tế vv... và nhứt là dưới khía cạnh "Điạ ngục ở miền dương gian" để đồng bào thương xót cho những chiến sĩ vô danh vùi hài cốt nơi đây và nghìn thu cam chịu cảnh "Mồ hoang cỏ lạnh" !!!
Quyển "Côn Lôn quần đảo" cũng sẽ giúp đồng bào nhận định địa thế quan trọng của vùng này trong khung cảnh nước non nhà về quá khứ cũng như về hiện tại và tương lại. Nó quả thật là:
Bình phong non nước cũ,
Ải ngữ mười cửa sông,