HẢI NGOẠI KỶ SỰ

Tình trạng: Còn 2 ấn phẩm
Mã sản phẩm: HNKSBTET
Tác giả: Thích Đại Sán
Nhà xuất bản: Viện Đại Học Huế
Năm xuất bản: 1970

Giới thiệu sách

Ấn phẩm “Hải ngoại kỷ sự” của tác giả Thích Đại Sán, do Viện Đại Học Huế xuất bản năm 1970. Sách đang được lưu giữ tại Quán Sách Mùa Thu có tình trạng đẹp đủ bìa gáy, ruột đẹp, lõi chắc chắn.

Trong “Đại Nam liệt truyện” nhà Nguyễn viết, Thích Đại Sán là người “học rộng, tao nhã uyên bác. Thông thiên văn tinh tượng, luật lịch, bói toán, địa lý, xem số, viết chữ triện lệ, vẽ tranh truyền thần cái gì cũng biết. Lại giỏi làm thơ”. Cảm mến tài năng và đức độ của Hòa thượng, chúa Nguyễn Phúc Chu đã mời ông sang để hoằng pháp ở Đàng Trong. Hơn một năm ở Đại Việt từ tháng 3/1695 - 6/1696, ông đã ghi chép những điều tai nghe mắt thấy trong những ngày ở Thuận Hóa vào một cuốn sách lấy tên là “Hải ngoại kỷ sự”.

Tác phẩm viết về Quốc vương (chúa Nguyễn) An Nam và hoạt động của triều đình An Nam tại Hoàng Sa và Trường Sa (tức là Vạn lý Trường Sa theo cách gọi của người Việt Nam và người nước ngoài thời bấy giờ). Trong đó, ông đã kể lại kinh nghiệm hải trình qua vùng Hoàng Sa tức Vạn lý Trường Sa và ước lượng khoảng cách từ vùng Hoàng Sa đến Đại Việt khoảng 7 ngày đường. Thích Đại Sán viết: “Thời Quốc vương trước, ở đây hàng năm sai thuyền đi đánh cá đi dọc theo bãi cát, lượm vàng bạc, khí cụ của các thuyền bị đắm ở Hoàng Sa”. Những thông tin này phù hợp với các tài liệu của Việt Nam về hoạt động của hải đội Hoàng Sa. Thậm chí, nêu rõ hơn và xác định thời gian trước thời chúa Nguyễn Phúc Chu (1691 - 1725), có nghĩa là ít ra cũng ở thời Nguyễn Phúc Trăn (1687 - 1691) hoặc các chúa Nguyễn khác đã khẳng định chủ quyền biển đảo của Việt Nam tại Hoàng Sa và Trường Sa.

Trong thời gian này chưa có tranh chấp, nên Thích Đại Sán là người Trung Quốc đã có thái độ khách quan ghi nhận chủ quyền của Đại Việt đối với Hoàng Sa. Bởi thế, “Hải ngoại kỷ sự” là một tài liệu cổ đáng tin cậy. Minh chứng là nguyên bản in sách này hiện còn được lưu giữ tại Đông Dương Văn khố Nhật Bản và Quốc lập Trung ương đồ thư quán Trung Hoa. Thượng Hải Tiến bộ thư cục tuyển cũng đã chọn cuốn sách này vào bộ “Bút ký tiểu thuyết đại quan”.

0972 873 962