HÀN MẶC TỬ

HÀN MẶC TỬ

HÀN MẶC TỬ

Hàn Mặc Tử hay Hàn Mạc Tử, tên thật là Nguyễn Trọng Trí hay Phê Rô Phanxicô Nguyễn Trọng Trí (1912-1940) là nhà thơ nổi tiếng, khởi đầu cho dòng thơ lãng mạn hiện đại Việt Nam, là người khởi xướng ra Trường thơ Loạn.

Ông sinh ở làng Lệ Mỹ, Đồng Hới, Quảng Bình. Lớn lên, Hàn Mặc Tử theo cha đi nhiều nơi và theo học ở các trường như Tiểu học Sa Kỳ (1920), Quy Nhơn, Bồng Sơn (1921-1923), Sa Kỳ (1924)... đến năm 1926, cụ thân sinh của Hàn Mặc Tử bị bệnh và mất ở Huế, Hàn Mặc Tử được mẹ cho học tiếp ở trường Pellevin - Huế. Năm 1930, Hàn Mặc Tử mới thôi học theo mẹ vào Quy Nhơn, tỉnh Bình Định. Gia đình ông theo đạo Công giáo, ông được rửa tội tại Nhà thờ Tam Tòa với tên thánh là Phê Rô Phanxicô.

Hàn Mạc Tử, Lệ Thanh, Phong Trần là các bút danh khác của ông. Ông có tài năng làm thơ từ rất sớm khi mới 16 tuổi. Ông đã từng gặp gỡ Phan Bội Châu và chịu ảnh hưởng khá lớn của chí sĩ này. Ông được Phan Bội Châu giới thiệu bài thơ Thức khuya của mình lên một tờ báo. Sau này, ông nhận một suất học bổng đi Pháp nhưng vì quá thân với Phan Bội Châu nên đành đình lại. Ông quyết định vào Sài Gòn lập nghiệp, năm 21 tuổi; lúc đầu ông làm ở Sở Đạc Điền.

Đến Sài Gòn, ông làm phóng viên phụ trách trang thơ cho tờ báo Công luận. Khi ấy, Mộng Cầm ở Phan Thiết cũng làm thơ và hay gửi lên báo. Hai người bắt đầu trao đổi thư từ với nhau, và ông quyết định ra Phan Thiết gặp Mộng Cầm. Một tình yêu lãng mạn, nên thơ nảy nở giữa hai người.

Theo gia đình Hàn Mặc Tử, thì vào khoảng đầu năm 1935, họ đã phát hiện những dấu hiệu của bệnh phong trên cơ thể ông. Tuy nhiên, ông cũng không quan tâm vì cho rằng nó là một chứng phong ngứa gì đó không đáng kể. Cho đến năm 1936, khi ông được xuất bản tập "Gái quê", rồi đi Huế, Sài Gòn, Quảng Ngãi, vào Sài Gòn lần thứ hai, được bà Bút Trà cho biết đã lo xong giấy phép cho tờ Phụ nữ tân văn, quyết định mời Hàn Mặc Tử làm chủ bút, bấy giờ ông mới nghĩ đến bệnh tật của mình. Nhưng ý ông là muốn chữa cho dứt hẳn một loại bệnh thuộc loại "phong ngứa" gì đấy, để yên tâm vào Sài Gòn làm báo chứ không ngờ đến một căn bệnh nan y. Năm 1938-1939, Hàn Mặc Tử đau đớn dữ dội. Tuy nhiên, ở bên ngoài thì không ai nghe ông rên rỉ than khóc. Ông chỉ gào thét ở trong thơ mà thôi.

Thời đó, vì thành kiến sai lầm rằng đây là căn bệnh truyền nhiễm nên bệnh nhân thường bị hắt hủi, cách ly, xa lánh, thậm chí bị ngược đãi. Hàn Mặc Tử cũng không là ngoại lệ. Lúc này, gia đình ông phải đối phó với chính quyền địa phương vì họ đã hay tin ông mắc căn bệnh truyền nhiễm, đòi đưa ông cách ly với mọi người. Sau đó gia đình phải đưa ông trốn tránh nhiều nơi, xét về mặt hiệu quả chữa trị là phản khoa học vì lẽ ra phải sớm đưa ông vào nơi có đầy đủ điều kiện chữa trị nhất lúc bấy giờ là Bệnh viện phong Quy Hòa. Bác sĩ cho rằng, Hàn Mặc Tử qua đời do nội tạng hư hỏng quá nhanh vì uống quá nhiều thuốc tạp nham của lang băm trước khi nhập viện phong Quy Hòa.

Ông bỏ tất cả quay về Quy Nhơn, vào nhà thương Quy Hòa (20/09/1940) mang số bệnh nhân 1.134 và từ trần vào lúc 5h45' rạng sáng 11/11/1940 tại đây vì chứng bệnh kiết lỵ, khi mới bước sang tuổi 28.

 

  • Các tác phẩm:
  • Lệ Thanh thi tập (gồm toàn bộ các bài thơ Đường luật)
  • Gái Quê (1936, tập thơ duy nhất được xuất bản lúc tác giả chưa qua đời)
  • Thơ Điên (hay Đau Thương, thơ gồm ba tập: Hương thơm, Mật đắng, Máu cuồng và hồn điên, 1938)
  • Xuân như ý
  • Thượng Thanh Khí (thơ)
  • Cẩm Châu Duyên
  • Duyên kỳ ngộ (kịch thơ, 1939)
  • Quần tiên hội (kịch thơ, viết dở dang, 1940)
  • Chơi Giữa Mùa Trăng (tập thơ, văn xuôi)

THƠ HÀN MẶC TỬ

Ấn phẩm "Thơ Hàn Mặc Tử" của tác giả Hàn Mặc Tử được nhà xuất bản Tân Việt ấn hành năm 1968. Ấn bản đang lưu giữu tại Quán Sách Mùa Thu có tình trạng đẹp gần như hoàn hảo, sách khổ lớn. Lõi sách chắc chắn. Nhà thơ Hàn Mặc Tử làm thơ sớm, 14 tuổi đã làm thơ Đường luật đăng báo với bút danh Minh Duệ Thị. Vào năm 1930 đoạt giải nhất trong cuộc thi thơ do một thi xã tổ chức. Thế giới thơ Hàn Mặc Tử khá phức tạp, trong khoảng hơn 10 năm Hàn Mặc Tử đi từ thơ luật...

HÀN MẶC TỬ THÂN THẾ VÀ THI VĂN

Ấn phẩm “Hàn Mặc Tử - Thân thế và thi văn” do tác giả Trần Thanh Mại biên soạn được nhà xuất bản Tân Việt ấn hành lần thứ 3 và giữ bản quyền, sách in xong ngày 30/03/1957 tại nhà in riêng của nhà xuất bản. Ấn bản đang được lưu giữ ở Quán sách Mùa Thu có tình trạng rất tốt, bìa gốc, gáy và lõi sách đẹp.  Lúc còn tại thế, đã nhiều lần Hàn Mạc Tử ngỏ ý muốn nhờ Trần Thanh Mại viết một cuốn tiểu sử về chàng nhưng Trần Thanh Mại đã quyết định rằng việc này sẽ được thực hiện khi chàng đã...
0972 873 962