Ấn phẩm “Hành trình vào dân tộc học” của tác giả Lê Văn Hảo, sách được nhà xuất bản Nam Sơn ấn hành năm 1966. Ấn bản đang được lưu giữ ở Quán Sách Mùa Thu có tình trạng rất tốt, sách nguyên bìa gáy, dày 186 trang, ruột đầy đủ, lõi sách rất đẹp.
Dân tộc học - gọi theo thói thường: nhân chủng học- là một môn học không những mới mẻ ở nước ta mà ngay cả ở Âu Mỹ: viện đại học Luân Đôn bắt đầu dạy môn này năm 1908, Viện dân tộc Ba Lan được thành lập năm 1926, Hội liên hiệp quốc tế những khao chủng tộc học và dân tộc học mới có từ năm 1948…
Xét về lý thuyết, dân tộc học đáp ứng phần nào một nhu cầu thiết tha của con người: đi tìm cho chính mình một định nghĩa và một ý nghĩa.
Hiểu biết về con người qua sinh hoạt và sáng tạo văn hoá còn là một cách sửa soạn xây dựng một chế độ chính trị xã hội lành mạnh, nếu chính trị được hiểu đứng đắn là phướng thế điều khiển những tập đoàn người nhằm mục đích cung cấp cho họ đầy đủ điều kiện sống một đời tốt đẹp.
Dân tộc học nghiên cứu về mọi khía cạnh sinh hoạt xã hội ngõ hầu mở cửa lòng người, trước khi nhắm đến mục đích xa hơn là tìm hiểu thế nào là bản chất người. Một môn học có ý nghĩa rất thực tiễn.
Vì tư tưởng là căn bản, là nguồn hứng của hành động, cuộc hành trình vào dân tộc học nên khởi đầu từ lý thuyết để đạt dần đến đích thực dụng.
Ở nội dung cuốn sách này, trước hết độc giả sẽ gặp một số khái niệm căn bản như chủng tộc, dân tộc, nhân loại (Chương I); vấn đề đối tượng và mục đích sẽ đặt ra (Chương II); trước khi phác hoạ vài nét lược sử dân tộc học (Chương III); những lãnh vực khác nhau của môn học sẽ được xác định (Chương IV); học giới Tây Âu đã quan niệm công cuộc giảng huấn và nghiên cứu như thế nào (chương V) và học giả đã áp dụng những phương pháp và kỹ thuật nghiên cứu nào để vươn tới sự quán triệt hiện tượng người (Chương VI) là những vấn đề phải được xét đến trước khi ý nghĩa của môn học dần dần được phát hiện từ những điểm nói trên.
Thêm vào đó, phần phụ lục của tập sách cấp văn bản của một số tài liệu tham khảo trong đó vài học giả Đông Tây trình bày ý kiến và quan điểm của mình về môn học.