HUY CẬN

HUY CẬN

HUY CẬN

Cù Huy Cận (1919-2005), bút danh hoạt động nghệ thuật là Huy Cận, là một chính khách, từng giữ nhiều chức vụ lãnh đạo cao cấp trong chính phủ Việt Nam như Bộ trưởng Bộ Canh nông (nay là Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), Thứ trưởng Bộ Văn hóa Nghệ thuật, Bộ trưởng Bộ Văn hóa Giáo dục, Thứ trưởng Bộ Nội vụ, Bộ Kinh tế, Bộ trưởng Tổng Thư ký Hội đồng Bộ trưởng (nay là Bộ trưởng Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ), ngoài ra ông còn là một nhà lãnh đạo chủ chốt của Đảng Dân chủ Việt Nam, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam, đồng thời cũng là một trong những thi sĩ xuất sắc nhất của phong trào Thơ mới. Ông từng là Viện sĩ Viện Hàn lâm Thơ Thế giới và Chủ tịch Ủy ban Liên hiệp các Hiệp hội Văn học Việt Nam giai đoạn 1984-1995.

Huy Cận sinh ngày 31/05/1919, trong một gia đình nhà nho nghèo gốc nông dân dưới chân núi Mồng Gà, bên bờ sông Ngàn Sâu (thượng nguồn sông La) ở làng Ân Phú, huyện Hương Sơn sau đó thuộc huyện Đức Thọ (nay là xã Ân Phú, huyện Vũ Quang), tỉnh Hà Tĩnh. Ngày sinh hiện nay là do ông cậu của ông khai khi vào học ở Huế, còn ngày sinh chính xác là ngày 29 tháng 12 năm Bính Thìn (dương lịch là ngày 31/05/1917).

Ông lúc nhỏ học ở quê, sau vào Huế học trung học, đậu tú tài Pháp; rồi ra Hà Nội học trường Cao đẳng Canh nông. Trong thời gian học Cao đẳng, ông ở phố Hàng Than cùng với Xuân Diệu. Từ năm 1942, ông tham gia phong trào sinh viên yêu nước và Mặt trận Việt Minh, Huy Cận đã tham dự Quốc dân đại hội ở Tân Trào (tháng 8 năm 1945) và được bầu vào Ủy ban Giải phóng (tức Chính phủ Cách mạng lâm thời sau đó). Huy Cận cũng từng cộng tác với nhóm Tự Lực Văn Đoàn.

Huy Cận mất ngày 19/02/2005 tại Hà Nội.

 

  • Các tác phẩm:
  • Lửa thiêng (1940): gồm những bài đã đăng báo, khoảng 1936-1940
  • Kinh cầu tự (1942, văn xuôi triết lý)
  • Vũ trụ ca (thơ đăng báo 1940-1942)
  • Trời mỗi ngày lại sáng (tập thơ, 1958)
  • Đất nở hoa (tập thơ, 1960)
  • Bài thơ cuộc đời (tập thơ, 1963)
  • Hai bàn tay em (tập thơ thiếu nhi, 1967)
  • Phù Đổng Thiên Vương (tập thơ, 1968)
  • Những năm sáu mươi (tập thơ, 1968)
  • Cô gái Mèo (truyện thơ, 1972)
  • Chiến trường gần đến chiến trường xa (tập thơ, 1973)
  • Họp mặt thiếu niên anh hùng (tập thơ thiếu nhi, 1973)
  • Những người mẹ, những người vợ (tập thơ, 1974)
  • Ngày hằng sống ngày hằng thơ (tập thơ, 1975)
  • Sơn Tinh,Thủy Tinh (tập thơ, 1976)
  • Ngôi nhà giữa nắng (tập thơ, 1978)
  • Suy nghĩ về nghệ thuật (tiểu luận phê bình, 1980 - 1982)
  • Hạt lại gieo (tập thơ, 1984)
  • Tuyển tập Huy Cận tập I (tuyển tập thơ, 1986)
  • Chim làm ra gió (tập thơ, 1991)
  • Một cuộc cách mạng trong thi ca (chủ biên cùng Hà Minh Đức, 1993)
  • Tào Phùng (tập thơ, 1993)
  • Thơ tình Huy Cận (tuyển tập thơ, 1994)
  • Nước triều Đông (Mareés de la Mer Orientale) (tập thơ tiếng Pháp, 1994)
  • Suy nghĩ về bản sắc dân tộc (văn hóa, 1994)
  • Các vùng văn hoá Việt Nam (chủ biên cùng Đinh Gia Khánh, 1995)
  • Tuyển tập Huy Cận II (tuyển tập thơ, 1995)
  • Thông điệp từ vừng sao và từ mặt đất (Messages stélaires et Terrestres) (tập thơ tiếng Pháp, 1996)
  • Lời tâm nguyện cùng hai thế kỷ (tập thơ, 1997)
  • Ta về với biển (tập thơ, 1997)
  • Hồi ký song đôi (tự truyện, 1997)
  • Lửa hồng muối mặn (tập thơ, 2001)
  • Cha ông nghìn thuở (tráng ca, 2002)

LỬA THIÊNG

Ấn phẩm "Lửa thiêng" của nhà thơ Huy Cận được nhà xuất bản Hoa Tiên tái bản lần thứ ba năm 1967. Ấn bản đang được lưu giữ ở Quán sách Mùa Thu có tình trạng tốt, lõi sách rất đẹp.  Ở "Lửa thiêng", tiếng buồn trong thơ Huy Cận đã trở về. Cái buồn của Lửa thiêng là cái buồn tỏa ra từ đáy hồn một người cơ hồ không biết đến ngoại cảnh. Huy Cận đã lặng lẽ lắng nghe bản thân mình để ghi lại cái nhịp nhẹ nhàng, lặng lẽ của thế giới bên trong. Ông đã lượm nhặt những nỗi buồn...
0972 873 962