KHÁI HƯNG

KHÁI HƯNG

KHÁI HƯNG

Khái Hưng (1896-1947) là một nhà văn Việt Nam nổi tiếng. Cùng với Nhất Linh, ông là cây bút chính của Tự Lực Văn Đoàn.

Khái Hưng tên thật là Trần Khánh Giư. Bút danh Khái Hưng của ông được ghép từ các chữ cái của tên Khánh Giư.

Ông sinh năm 1896, xuất thân trong một gia đình quan lại ở xã Cổ Am, huyện Vĩnh Bảo, Hải Dương, nay thuộc Hải Phòng. Một số tài liệu ghi ông sinh năm 1897. Cha ông giữ chức Tuần phủ. Cha vợ ông là Lê Văn Đinh cũng giữ chức Tổng đốc Bắc Ninh. Em ruột ông là nhà văn Trần Tiêu.

Khái Hưng đi học ở trường Albert Sarraut. Sau khi đỗ tú tài I, vì không muốn làm công chức, ông về Ninh Giang mở đại lý bán dầu hỏa. Được một thời gian Khái Hưng lên Hà Nội dạy ở trường Tư thục Thăng Long. Trong khoảng thời gian 1930 đến 1932, Nhất Linh từ Pháp về nước và cũng dạy tại trường này. Khái Hưng đã quen Nhất Linh ở đó và họ trở thành một cặp tác giả nổi tiếng. Tuy Khái Hưng hơn Nhất Linh 9 tuổi nhưng là người bước vào văn đàn sau nên được gọi Nhị Linh.

Khái Hưng tham gia Tự Lực Văn Đoàn do Nhất Linh thành lập. Văn đoàn này bắt đầu xuất hiện công khai từ 1932, và đến đầu năm 1933 thì tuyên bố chính thức thành lập với ba thành viên trụ cột là Nhất Linh, Khái Hưng và Hoàng Đạo.

Cùng thời gian đó, Tự Lực Văn Đoàn ra tờ báo Phong Hóa. Về sau khi Phong Hóa bị đóng cửa thì tờ Ngày Nay thay thế. Cùng với báo, Tự Lực Văn Đoàn còn có nhà xuất bản Đời Nay. Toàn bộ tác phẩm của Khái Hưng đều do Ngày Nay và Đời Nay công bố.

Là một trong những cây bút chính của nhóm, tiểu thuyết đầu tay của Khái Hưng: “Hồn bướm mơ tiên” (1933) là tiểu thuyết đầu tiên của Tự Lực Văn Đoàn. Tiểu thuyết cuối cùng của ông là “Thanh Đức” (1943) và cũng là tiểu thuyết cuối cùng của nhóm. Khái Hưng cũng viết chung với Nhất Linh hai tiểu thuyết là “Gánh hàng hoa” và “Đời mưa gió” và ra đời chung tập truyện ngắn “Anh phải sống” cùng năm 1934.

Giống như các tiểu thuyết Tự Lực Văn Đoàn khác, tác phẩm của Khái Hưng thường đề cao tình yêu tự do, chống lại các lễ giáo phong kiến, ít nhiều mang tính cải cách xã hội. Khái Hưng cũng có viết một số vở kịch, thường chỉ một hồi, nhưng ít được công diễn. Trong những năm 1935 đến 1940, Khái Hưng là nhà văn được nhiều thanh niên thành thị ưa chuộng. Khái Hưng cũng là một dịch giả. Bài “Tình tuyệt vọng” được ông dịch từ thơ của Félix Arvers rất nổi tiếng.

Trong thời gian Chiến tranh thế giới thứ hai, giống như Nhất Linh, Khái Hưng cũng tham gia hoạt động chính trị và từng bị bắt giam. Sau ngày Nhật đảo chính Pháp tháng 3 năm 1945, Khái Hưng được trả tự do. Ông cùng Hoàng Đạo, Nguyễn Tường Bách cho ra tờ Ngày Nay Kỷ Nguyên Mới.

Sau Cách mạng tháng Tám, Khái Hưng phụ trách chuyên mục Chuyện lẩn thẩn trên nhật báo Việt Nam do Hoàng Thúc Gị chủ bút. Ông ký danh Chàng lẩn thẩn dưới mỗi bài báo.

Khái Hưng mất năm 1947. Theo ông Nguyễn Tường Triệu, con nuôi Khái Hưng, tiết lộ Khái Hưng mất tích sau Tết Ðinh Hợi (22/01/1947).

 

  • Các tác phẩm:
  • Tiểu thuyết:
  • Hồn bướm mơ tiên (1933)
  • Đời mưa gió (cùng Nhất Linh, 1933)
  • Nửa chừng xuân (1934)
  • Gánh hàng hoa (cùng Nhất Linh, 1934)
  • Trống mái (1936)
  • Gia đình (1936)
  • Tiêu Sơn tráng sĩ (1937)
  • Thoát ly (1938)
  • Hạnh (1938)
  • Đẹp (1940)
  • Thanh Đức (1942)
  • Băn khoăn
  • Tập truyện ngắn:
  • Anh phải sống (cùng Nhất Linh, 1934)
  • Tiếng suối reo (1935)
  • Dọc đường gió bụi (1936)
  • Cái ấm đất (1940)
  • Đợi chờ (1940)
  • Đội mũ lệch (1941)
  • Cái ve (1944)
  • Số đào hoa (1962)
  • Kịch:
  • Tục lụy (1937)
  • Cóc tía (1940)
  • Đồng bệnh (1942)

 

DỌC ĐƯỜNG GIÓ BỤI

Ấn phẩm "Dọc đường gió bụi" của tác giả Khái Hưng, Văn Nghệ xuất bản năm 1968. Ấn bản đang được lưu giữ tại Quán Sách Mùa Thu có tình trạng đẹp, đủ đầy bìa gáy, ruột và lõi chắc chắn, chữ in rõ nét, dày 157 trang. ---------------------------------------------------------- "  GÁNH hát tất cả mười người. Tất cả mười người đã mấy tháng nay, bắt đầu từ khi mới sang xuân, đi lang thang trên con đường cát trắng, hành lý chứa chặt trong bốn chiếc hòm vuông quang dầu, cũ kỹ.   Họ đi, đi mãi, đi đã hàng trăm dặm chỉ thỉnlı thoảng dừng chân một đêm hoặc hai, ba...

ĐỒNG BỆNH

Ấn phẩm "Đồng Bệnh" của tác giả Khái Hưng do Văn Nghệ xuất bản năm 1969. Ấn bản đang được lưu giữ tại Quán Sách Mùa Thu trong tình trạng đủ bìa gáy, ruột sách chắc chắn chữ in rõ nét, dày 140 trang. ----------------------------------------------------------------------- " Hương: Mẹ cứ nói thế chứ... Bà Thông Đán (vội ngắt lời): Chứ sao ? không phải là me khoe con me đâu (mỉm cười). Nhưng con tưởng còn muốn gì hơn nữa? Kén rề thì cũng đến cử nhân luật, đi tây về, đẹp trai, lịch sự như con là cùng chứ gì ! Hương (đứng dậy mỉm cười vui vẻ) : Là cùng! Me bảo là cùng...

THOÁT LY

Ấn phẩm "Thoát Ly" của tác giả Khái Hưng, Văn Nghệ xuất bản năm 1967. Ấn bản đang được lưu giữ tại Quán Sách Mùa Thu có tình trạng đẹp, đủ bìa gáy, gáy bị mất một ít, chữ in rõ nét, dày 254 trang. " XE hai người tới bờ hồ Hoàn Kiếm. Tiếng ồn ào cười nói ở vỉa hè bắt đầu làm cho Hồng chú ý. Nàng vừa bảo Nga được một câu: "Đông quá, chị nhỉ!" thì còi điện ô-tô thét lên khiến anh phu kéo vội né sang một bên và đứng dừng lại. Xe hơi nghiêng, và đầu hai thiếu nữ chạm vào nhau Hồng nhớn...

HỒN BƯỚM MƠ TIÊN

Ấn phẩm "Hồn Bướm Mơ Tiên" của tác giả Khái Hưng, Đời Nay xuất bản năm 1962. Ấn bản đang được lưu giữ tại Quán Sách Mùa Thu có tình trạng đẹp, đủ bìa gáy, lõi chắc chắn, chữ in rõ nét, dày 113 trang.  Quyền HỒN BƯỚM MƠ TIÊN là quyền truyện thứ nhất của Tự-Lực Văn-Đoàn và lại là quyền truyện thứ nhất của ông Khái-Hưng. Lối viết truyện này có hai đặc sắc khác những lối viết truyện xưa nay. Tác giả không tả cảnh rườm rà, chỉ một vài nét chấm phá thanh đạm như những bức thủy-họa của Tầu; cảnh trong truyện nhiễm vẻ nào là tùy theo...

HẠNH

Ấn phẩm "Hạnh" của tác giả Khái Hưng do Văn Nghệ xuất bản năm 1967. Ấn bản đang được lưu giữ tại Quán Sách Mùa Thu trong tình trạng đầy đủ bìa gáy, gáy sấu, chữ in rõ nét, dày 137 trang. ----------------------------------------------------------- HẠNH cho tên mình là một sự mỉa mai. Trong hơn hai mươi năm mang cái tên ấy, chàng không một lần nào gọi là gặp may, mà cũng chẳng bao giờ thực là sung sướng. Ngay lúc mới ra đời Hạnh đã suýt bỏ mạng và suýt làm mẹ chết lây. Cha Hạnh mếu máo bảo thầy thuốc: - Xin ông cứu lấy nhà tôi, không cần nghĩ...

GIA ĐÌNH

Ấn phẩm "Gia Đình" của tác giả Khái Hưng, Văn Nghệ xuất bản năm 1969. Ấn bản đang được lưu giữ tại Quán Sách Mùa Thu có tình trạng đẹp, đủ bìa gáy, lõi chắc chắn, chữ in rõ nét, dày 359 trang.  An bắn liền hai phát trúng hai con dẽ. Chàng mim cười, thong thả tra hai viên đạn khác, rồi ngón tay đặt hờ vào cò súng, đứng đợi. Vì chàng chắc thế nào đàn chim cũng còn bay trở lại khu ruộng nước ấy. Năng đi săn, chàng đã quen tính từng giống chim. Chàng biết rằng giống cuốc khôn ngoan, tài lủi, giống vịt giống...

TIÊU SƠN TRÁNG SĨ

Ấn phẩm "Tiêu sơn tráng sĩ" của tác giả Khái Hưng, sách do nhà xuất bản Văn Nghệ tái bản năm 1970. Ấn bản đang lưu giữ tại Quán Sách Mùa Thu có tình trạng tốt, sách nguyên bìa gáy, dày 419 trang, lõi sách chắc chắn, chữ in rõ, mực không nhoè. Tiêu Sơn Tráng Sĩ là tác phẩm dài nhất của Khái Hưng, trên bốn trăm trang và cũng là tác phẩm công phu nhất của ông, nó đã làm sống lại một giai đoạn lịch sử cách đây hai trăm năm, thời Lê mạt Nguyễn sơ, dưới triều Cảnh Thịnh năm thứ năm (1797),...

ĐẸP

Ấn phẩm "Đẹp" của tác giả Khái Hưng, sách do nhà xuất bản Văn Nghệ ấn hành năm 1967. Ấn bản đang lưu giữ tại Quán Sách Mùa Thu có tình trạng đẹp, sách nguyên bìa gáy, ruột đẹp, lõi sách chắc chắn. Sách dày 268 trang, kích thước 20x14cm.  Điên cũng đẹp. Tôi vẫn muốn thỉnh thoảng điên chơi một lúc, nhưng khó mà đóng vai điên có tài như vợ anh chàng Kim Nham. Tôi nhớ ngày còn bé được xem đào Kỳ đóng vai điên ấy. Đẹp không thể tưởng tượng, người đẹp cũng có, nhưng cái đẹp thực sự, cái đẹp tự nhiên ấy...

ĐỒNG BỆNH

Ấn phẩm "Đồng bệnh" của tác giả Khái Hưng, Phượng Giang xuất bản năm 1969. Ấn bản đang được lưu giữ tại Quán Sách Mùa Thu có tình trạng còn bìa, mất gáy đã bồi lại, ruột sách đẹp, chữ in rõ nét, dày 128 trang. " HỒI THỨ NHẤT Nhà Ông Thông Đán, phòng khách rất sang trọng Lớp I Bà Thông Đán, Hương Hương: Mẹ cứ nói thế chứ... Bà Thông Đán (vội ngắt lời) : Chứ sao? không phải là mẹ khoe con mẹ đâu(mỉm cười). Nhưng con tưởng còn muốn gì hơn nữa? Kén rể thì cũng đến cử nhân luật, đi tây về, đẹp trai, lịch sự như con là...

NỬA CHỪNG XUÂN

Ấn phẩm “Nửa Chừng Xuân” của tác giả Khái Hưng, do Nhà xuất bản Văn Nghệ ấn hành năm 1970. Ấn bản đang được lưu giữ tại Quán Sách Mùa Thu có tình trạng rất đẹp, còn nguyên bìa gáy, ruột đẹp, gồm 311 trang. Nửa Chừng Xuân của nhà văn Khái Hưng là cuốn tiểu thuyết viết về cuộc đời của cô gái trẻ tên Mai. Mai không chỉ đẹp người mà còn rất thông minh, và còn là một người nữ có chính kiến, đặc biệt không hề ngại ngần chống đối lại những lề thói đạo đức cũ. Thông qua cuộc tình với Lộc,...

THỪA TỰ

Ấn phẩm "Thừa Tự" của tác giả Khái Hưng, sách do nhà xuất bản Văn Nghệ ấn hành năm 1967. Ấn bản đang lưu giữ tại Quán Sách Mùa Thu có tình trạng rất đẹp, sách nguyên bìa gáy, ruột đẹp, lõi sách chắc chắn. Sách dày 211 trang, kích thước 20x14cm.  Cái đền Mẫu ấy cụ Giáp dựng lên bằng những món tiền quyên của thiện nam tín nữ, trong số đó có hai trăm bạc của bà Ba. Năm trước cụ vừa ngỏ ý lập đền, các bà “từ thiện” quen thuộc đã tranh nhau cúng tiền, cúng gỗ, cúng gạch. Ở trong làng và khắp mấy...

TRỐNG MÁI

Ấn phẩm "Trống Mái" của tác giả Khái Hưng, Văn Nghệ xuất bản năm 1967. Ấn bản đang được lưu giữ tại Quán Sách Mùa Thu có tình trạng đẹp, đủ bìa gáy, lõi chắc chắn, chữ in rõ nét, dày 239 trang.  CHÈRE Oanh, Chị tha lỗi cho em nhé. Em hẹn viết thư cho chị ngay, thế mà ra đây đã được năm hôm em mới có bức thư này về thăm chị. Em vừa viết vừa loay hoay - nghĩa là chẳng loay hoay tí nào - tìm cớ đề xin lỗi chị về sự chậm trễ đó là ngẫu nhiên em tưởng tới luận đề quốc văn...
0972 873 962