Ấn phẩm “Kỷ niệm 200 năm sanh nhựt Đức Tả Quân” của tác giả Huỳnh Công Thạnh, sách được nhà xuất bản Giáo Dục ấn hành lần thứ nhất năm 1964. Ấn bản đang được lưu giữ ở Quán sách Mùa Thu có tình trạng rất tốt, sách còn nguyên bìa gáy, ruột đầy đủ trang, lõi sách chắc chắn.
Lê Văn Duyệt (1763 - 1832) là một nhà chính trị, quân sự Việt Nam. Ông được biết đến khi tham gia phò tá chúa Nguyễn Ánh, trong cuộc chiến của ông này với quân Tây Sơn. Sau khi chiến tranh kết thúc và Nhà Nguyễn được thành lập, ông trở thành một vị quan cấp cao trong triều đình và phục vụ hai triều vua Gia Long (tức Nguyễn Ánh) và Minh Mạng.
Việc cai trị của ông đã góp công lớn giúp ổn định và phát triển khu vực Nam Bộ Việt Nam, khiến cho vùng này từ một khu vực chịu ảnh hưởng nặng nề của chiến tranh thành một khu vực bình yên và giàu có. Thêm vào đó, Lê Văn Duyệt phản đối việc nối ngôi của vua Minh Mạng và bảo vệ các tín đồ Công giáo Việt Nam khỏi chính sách bế quan tỏa cảng và trọng Nho giáo của nhà vua.
***
Lê Văn Duyệt, còn gọi là Tả Quân Duyệt, sinh năm 1763 hoặc 1764 tại vàm Trà Lọt, thuộc làng Hòa Khánh, huyện Kiến Phong, tỉnh Định Tường, về sau gọi là xã Hòa Khánh thuộc huyện Cái Bè, tỉnh Mỹ Tho (nay là tỉnh Tiền Giang).
Ông nội của Lê Văn Duyệt là Lê Văn Hiếu từ làng Bồ Đề, huyện Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi vào đây sinh sống. Tổ tiên ông có nguồn gốc xa xưa ở làng Tề Lỗ, huyện Yên Lạc, tỉnh Sơn Tây (về sau thuộc tỉnh Vĩnh Yên, nay là tỉnh Vĩnh Phúc). Sau khi Lê Văn Hiếu qua đời vì dịch bệnh thiên thời, cha ông là Lê Văn Toại rời vùng Trà Lọt đến ngụ tại vùng Rạch Gầm, làng Long Hưng, huyện Kiến Hưng, tỉnh Định Tường, về sau gọi là xã Long Hưng thuộc huyện Châu Thành, tỉnh Mỹ Tho (nay là tỉnh Tiền Giang).
Lê Văn Toại có tất cả bốn người con trai Lê Văn Duyệt là con trưởng. Sử cũ mô tả ông là người thấp bé, nhưng lại có sức mạnh hơn người, từng được coi là một trong "ngũ hổ tướng" ở Gia Định.
Không chỉ có tài quân sự, Lê Văn Duyệt còn là một nhà chính trị. Làm tổng trấn Gia Định Thành hai lần (lần 1: 1812-1816, lần 2: 1820 -1832), ông đã thực hiện chính sách trị an tốt, và có công lớn trong việc giữ gìn an ninh cho xứ sở. Ông cho đắp đường, đào kênh, củng cố thành lũy, lập hai cơ quan từ thiện là "Anh hài" và Giáo dưỡng ...Đồng thời ông cũng có cách ứng xử khéo léo, rộng rãi đối với những người phương Tây đến buôn bán ở Sài Gòn. Bấy giờ, nhiều người kính phục, gọi ông là "Ông Lớn Thượng", hay " Đức Thượng Công"... Một vài nước lân cận cũng tỏ ra kiêng nể ông
***
Bản thân vốn là một cậu bé ít học, ham chơi; nhờ cơ may, nhờ thời thế mà thi thố bản lĩnh.
Là một người bị hoạn bẩm sinh, nhưng không vì thế mà mặc cảm, ông chỉ biết cống hiến hết tài năng, hết sức mình nên nhanh chóng trở thành đại tướng, mang ấn công hầu, làm "vương" một cõi, vua quan trong ngoài và cả lân bang đều phải nể trọng ...
Cả khi ông mất rồi, mộ bị san phẳng, bị xiềng xích ... Ấy vậy mà, người ta vẫn lén lút thờ cúng & hình ảnh ông luôn là vị thần hoàng hiển linh trong lòng dân tộc Việt lẫn Hoa .
Chắc có nhiều lý do, nhưng theo tôi, ai biết quên túi riêng để lo cho chuyện chung, nhất là làm sao cho dân hưởng được cuộc sống yên ổn, có được cơ hội để làm ra manh áo, chén cơm... thì sẽ được tôn Thần !