Ấn phẩm "Làng xóm Việt Nam" do tác giả Toan Ánh biên soạn, sách dày 387 trang do nhà xuất bản Nam Chi Tùng Thư ấn hành lần thứ nhất năm 1968. Ấn bản đang lưu giữ tại Quán Sách Mùa Thu có tình trạng đẹp, sách nguyên bìa gáy, ruột còn nguyên vẹn, không mất trang, chữ rõ. Trong sách có nhiều hình được chụp với khung cảnh làng quê ngày xưa của Việt Nam. Đó là phụ bản của các nghệ sĩ nhiếp ảnh danh tiếng như: Nguyễn Cao Đàm, Nguyễn Mạnh Đan, Trần Lê Sinh, Trần Cao Lĩnh.
LÀNG XÓM VIỆT NAM là tác phẩm mang đến cho ta cái nhìn tổng quát về cuộc sống nông thôn ngày xưa. Tác giả miêu tả cụ thể từng chi tiết của một xóm làng Việt Nam đậm những nét phong tục riêng biệt của từng vùng miền. Đọc tác phẩm, người đọc không chỉ hiểu biết về cách nhận diện một xóm làng, có thêm kiến thức về cách cơ cấu tổ chức làng xã ngày xưa. Bên cạnh đó, ta như được sống lại trong không gian của những nếp sống nông thôn, những sinh hoạt rất đời thường qua ngòi bút miêu tả đầy chân thực của tác giả. Nhắc đến làng xã Việt Nam, sao ta có thể bỏ qua những cây đa, cổng làng, những con đường hằng dấu chân người đã tạo thành lối mòn. Rồi đến những câu chuyện dưới bóng cây đầu đình trong buổi trưa hè với tiếng ve ngân ngân. Tất cả tạo nên khung cảnh vừa đẹp vừa nên thơ. Sau đây xin được trích một đoạn Toan Ánh đã miêu tả về cây đa đầu làng như sau:
" Cây đa đầu làng quả thật dễ sợ hơn cây đa trên bờ giếng. Cây đa trên bờ giếng đã già, nhưng cây đa đầu làng lại cô thụ hơn. Trông to lớn vô cùng với những rễ phụ ăn hẳn xuống đất cũng đã biến thành những cây khác. Dưới gốc cây, rễ bò lổm ngổm, khi nổi trên mặt đất, lửng lơ nữa chìm, nửa nổi tạo nên những cái hốc ăn sâu vào rễ cây..."
Tác phẩm gồm ba phần:
Phần 1: Diện hình và tổ chức
+ Nhận diện một làng quê
+ dân làng
+ Tổ chức làng xã
+ Những đơn vị của làng xã
Phần 2: Sinh hoạt
+ Sinh hoạt trong làng
+ Lệ làng
+ Dự phòng và tư cấp
Phần 3: Tế tự
+ Tế tự
+ Hội làng
+ Tết làng
+ Dân làng đối với người chết.
Trong quyển sách này có chứa nhiều tư liệu hình ảnh về những hoạt động của xóm làng xưa, những bức ảnh được chụp bởi những nhà nhiếp ảnh nổi tiếng một thời như: Nguyễn Cao Đàm, Nguyễn Mạnh Đan, Trần Lê Sinh, Trần Cao Lĩnh rất có giá trị trong nghiên cứu.
Kết lại, Chúng tôi xin trân trọng giới thiệu đến với đọc giả cuốn LÀNG XÓM VIỆT NAM củaToan Ánh, một nhà văn chuyên viết về phong tục đồng quê Việt Nam và hy vọng cuốn sách này giúp ta hiểu thêm về quê hương của chúng ta.