VIỆT NAM VĂN MINH SỬ LƯỢC KHẢO

Tình trạng: Còn 2 ấn phẩm
Mã sản phẩm: VNVMSCLKpre75
Tác giả: Lê Văn Siêu 
Năm xuất bản: 1972

Giới thiệu sách

Ấn phẩm “Việt Nam Văn Minh Sử Lược Khảo” từ nguồn gốc đến thế kỷ X, của tác giả Lê Văn Siêu do Trung Tâm Học Liệu Bộ Giáo Dục ấn hành lần thứ nhất năm 1972 (chỉ in được tập thượng). Ấn bản đang được lưu giữ ở Quán sách Mùa Thu có tình trạng rất tốt, bìa gốc, lõi sách rất đẹp. Đây là một trong những công trình biên khảo đồ  sộ bậc nhất của tác  giả Lê Văn Siêu.

Cuốn sách này gồm hai phần: 

  • Phần I: Văn minh Văn Lang, từ nguồn gốc đến cuối đời vua Hùng. 
  • Phần II: Văn minh Lạc Việt, từ nhà Thục đến trận Bạch Đằng  của Ngô Quyền năm 938. 

Một đoạn trích thuộc Chương I (trang 59):

“Danh từ Văn Lang gốc ở chữ nho, dùng đặt tên cho nước của người Giao Chỉ, đã không có ngay từ hồi đầu, chưa giao thiệp với Trung Quốc và chưa biết chữ. Cả những dân danh Hùng Vương, Mỵ Nương, những chức lạc hầu, lạc tướng và những địa danh Phong Châu, Cửu Chân… cũng vậy. 

Con cháu về sau yêu nước mình và trọng tổ tiên mới tìm chữ đẹp để đặt tên. 

Lang có 13 tự dạng với 13 nghĩa khác nhau. Ai cũng phải lựa nghĩa hay nhất viết với bộ nữ, theo thành chữ ngọc kinh lang hoàn là nơi trời để kinh sách hay Lang Hoàn phúc địa, khu đất được diễm phúc trời cho…

Về vấn đề từ ngữ: 

Danh từ Văn Lang gốc ở chữ Hán, dùng đặt quốc hiệu cho nước của người Giao Chỉ đã không thể có ngày từ hồi đầu, vì hồi đầu chưa có chữ nho lại không có giao thiệp thường xuyên với Trung Quốc. Chỉ về sau này, cuối đời Hùng Vương, bên Tàu có loạn, đã có một số Nho sĩ Tàu di cư lánh nạn qua đem chữ nho ấy dạy dân, và đem sách nho qua để phổ biến, rồi nhân đấy mới cùng người bản xứ tìm chữ hay để đặt tên…

Văn thì có nghĩa là văn vẻ đẹp đẽ, không cần phải bàn cãi. Còn Lang thì tuỳ theo tự dạng mà có thật nhiều nghĩa: có nghĩa theo thành ngữ Ngọc Kinh Lang Hoàn, là nơi trời để kinh sách, hay Lang Hoàn Phúc Địa: đất được diễm phúc trời dành cho. 

Dẫu sao, kẻ học sử ở đời sau phải có thái độ dứt khoát. Hoặc không nhận gì hết vì ở thời thượng cổ chỉ có những chữ tên nôm nào đó, đã mất đi, không tìm được ra; hoặc nhận là Văn Lang thì nay không còn phải sợ Thiên Triều nữa, nên ta lấy lại cái nghĩa nguyên thuỷ của nó.”

0972 873 962