Ấn phẩm "Lịch sử tư tưởng Việt Nam" của tác giả Nguyễn Đăng Thục sách do Bộ Văn Hoá ấn hành 1967. Ấn bản đang lưu giữ tại Quán Sách Mùa Thu đủ bộ 2 cuốn có tình trạng tốt, sách còn nguyên bìa gáy, bìa trước cuốn một bị lem, cuốn số một dày 256 trang, cuốn số hai dày 193 trang, chữ in rõ, mực không nhòe, lõi sách chắc chắn.
Tiếp theo tập " Tư tưởng Việt Nam" phần "triết học bình dân" trong bộ "Lịch Sử Triết Học Đông Phương" tập VI do nhà sách "Khai Trí xuất bản", chúng tôi cho ra phần "Triết học" này thuộc về tư tưởng bác học, nghĩa là của các học giả, nho sĩ hay Thiền sư học rộng. Toàn bộ "Lịch sử tư tưởng Việt Nam" gồm bốn tập. Tập I thuộc về bình dân, tập II,III,IV thuộc về giới trí thức trong nước của ba thời kỳ:
Thời Bắc thuộc từ thế kỷ II trước T.C. đến thế kỷ IX
Thời Độc lập Đinh, Lê, Lý, Trần thế kỷ X đến thể kỷ XV
Thời kỳ Lê, Nguyễn từ thế kỷ XV đến nay
Vậy tập này là tập II trong bộ "Lịch sử tư tưởng Việt Nam", thuộc về thời kỳ đang thâu hóa của Trung Hoa và Ấn Độ trong ấy đã thấy một vài kết tinh sáng hóa quan trọng như Sĩ Nhiếp "Nam Giao Học Tổ", Mâu Bác Tổ Giáo tông (Agama) Việt Nam, Khương Công Phụ Hán học kết tinh đến hai dòng Thiền học, một của Tổ Ấn Độ Vinitaruci, và một của Tổ Trung Hoa Vô Ngôn Thông.
Tuy tài liệu hiếm hoi, chúng tôi cũng cố gắng trung thành với phương pháp khoa học, giải thích hết sức dè dặt, không dám tán rộng hoang đường, để trình bày lịch tringh tiến hóa trong tư tưởng của cái mảnh đất "ngã tư các dân tộc và văn hóa" là đất Giao Chỉ, nới chôn nhau cắt rốn của dân tộc, trước khi bắt đầu cuộc Nam tiến.