LỊCH TRIỀU HIẾN CHƯƠNG LOẠI CHÍ

Tình trạng: Còn 1 ấn phẩm
Mã sản phẩm: LTHCLC1971
Tác giả: Phan Huy Chú
Năm xuất bản: 1971
Số trang: Bộ 5 cuốn

Giới thiệu sách

Bộ sách “Lịch Triều Hiến Chương Loại Chí” của tác giả Phan Huy Chú do dịch giả Lưỡng Thần và Cao Nãi Quang phiên dịch. Sách được Phủ Quốc Vụ Khanh Đặc Trách Văn Hoá ấn hành năm 1971. Bộ sách đang được lưu giữ ở Quán sách Mùa Thu có tình trạng rất tốt, bìa gốc, lõi sách rất đẹp. Sách có nguyên văn chữ hán phục vụ cho việc tra cứu.

Phan Huy Chú tự Lâm Khanh, hiệu Mai Phong, quán xã Thu Hoạch, huyện Thiên Lộc, tỉnh Nghệ An (Nay là Can Lộc thuộc Hà Tĩnh), sinh năm 1782 vào cuối niên hiệu Cảnh Hưng đời Lê Mạt. Có thể nói, về mặt công danh sự nghiệp của Phan Huy chú không có nhiều điều nổi bật nhưng sự nghiệp văn chương lại đồ sộ và thân danh của Tiên sinh còn tồn tại mãi với những tác phẩm bất hủ, như: Lịch Triều Hiến Chương, Hoa Thiều ngâm lục, Hoa trình tục ngâm, Dương trình kỷ biên...được học giới trong nước suy cầu và đời đời sùng thượng. 

Lịch Triều Hiến Chương Loại Chí là một công trình biên thuật lớn lao gồm 49 quyển, ghi chép đủ mọi phép tắc của các triều cũ được chia làm mười loại. 

  1. Địa dư chí (quyển 1-5) chép về bờ cõi nước ta chuyển dịch qua các triều đại và phong thổ khác nhau của các đạo.
  2. Nhân vật chí (quyển 6-12) chép tiểu sử các danh nhân Việt nam đến vương, huân thần và hiền thần, danh tướng, danh nho, cùng những trang tiết nghĩa. 
  3. Quan Chức chí (quyển 13-19) chép về danh hiệu, chức chưởng, phẩm tước, bổng lộc và thể lệ tuyển bổ các quan lại của những triều đại kế tiếp. 
  4. Lễ Nghi Chí (quyển 20-25) chép các điển lễ về triều nghi, giao tự , tôn miếu khánh hạ, quốc tang, tấn tôn, sách phong tế cáo. 
  5. Khoa mục chí (quyển 26-28) chép về phép tắc và chương trình các khoa thi- thi Hương, thi Hội, thi Đình- cùng liệt kê danh sách Tiến sĩ các đại khoa (Hội thí). 
  6. Quốc dụng chí (quyển 29-32) chép về các biện pháp thuế khoá, trưng thu, các khoản chi tiêu…
  7. Hình luật chí (quyển 33-38) chéo về hình luật với việc san định luật lệ quan các triều đại. 
  8. Bính chế chí (38- 41) chép về tuyển lính, cách tổ chức và luyện quân đội. 
  9. Văn tịch chí (quyển 42-45) chép thư mục những sách vở các triều trước, chia làm bốn mục: hiến chương, kinh truyện, và lịch sử, thi văn và truyện ký. 
  10. Bang giao chí (quyển 46-49) chéo về các điển lễ liên quan đến việc ngoại giao của Việt Nam với Trung Quốc: phong sắc, cống hạ, thông sứ, và vấn đề biên cương. 

Học vấn uyên bác và tinh thần tiến bộ siêu việt của Phan Huy Chú được nhận thấy qua nội dung phong phú của bộ Lịch Sử Hiến Chương Loại Chí mà tác giả đã dày công biên tập theo đường lối của học phái Bách Khoa Tùng Thư xuất hiện trong lịch sử văn chương Pháp vào hậu bán thế kỷ thứ XVIII với một phương pháp rất tinh vi, khoa học, được tác giả trình bày qua mục phàm lệ viết ở đầu sách. Đọc qua mục này, ta nhận thấy tác giả không nhưng có óc khách quan, thực tế trong công việc sưu tập và trình bày  các tài liệu cũ mà còn có khiếu phê bình xét đoán, hay cân nhắc giá trị của từng văn kiện, từng chế độ và sự kiện lịch sử. 

0972 873 962