NGÔ TẤT TỐ

NGÔ TẤT TỐ

NGÔ TẤT TỐ

Ngô Tất Tố (1893-1954) là một nhà văn, nhà báo, nhà Nho học, dịch giả và nhà nghiên cứu có ảnh hưởng lớn ở Việt Nam giai đoạn trước 1954.

Ngô Tất Tố sinh ra tại làng Lộc Hà, tổng Hội Phụ, phủ Từ Sơn, Bắc Ninh (nay là thôn Lộc Hà, xã Mai Lâm, huyện Đông Anh, Hà Nội). Ông là con thứ hai, nhưng là trưởng nam trong một gia đình có bảy anh chị em, ba trai, bốn gái. Lúc còn nhỏ Ngô Tất Tố được thụ hưởng một nền dục Nho học. Từ năm 1898, Ngô Tất Tố được ông nội dạy vỡ lòng chữ Hán ở quê, sau đó ông theo học ở nhiều làng quê trong vùng. Năm 1912, Ngô Tất Tố học tư chữ Pháp một thời gian ngắn và bắt đầu tham dự các kỳ thi truyền thống lúc bấy giờ vẫn còn được triều đình nhà Nguyễn tổ chức. Ông đỗ kỳ sát hạch, nhưng thi hương bị hỏng ở kỳ đệ nhất. Đến năm 1915, ông đỗ đầu kỳ khảo hạch toàn tỉnh Bắc Ninh, nên được gọi là đầu xứ Tố, rồi thi hương lần thứ hai, khoa Ất Mão, cũng là khoa thi hương cuối cùng ở Bắc Kì. Ông qua được kỳ đệ nhất, nhưng bị hỏng ở kỳ đệ nhị.

Năm 1926, Ngô Tất Tố ra Hà Nội làm báo. Ông viết cho tờ An Nam tạp chí. Nhưng vì thiếu tiền, tờ báo này phải tự đình bản, Ngô Tất Tố cùng với Tản Đà đã vào Sài Gòn. Mặc dù không thật sự thành công trong cuộc thử sức ở Nam Kì, nhưng tại đây, Ngô Tất Tố đã có cơ hội tiếp cận với tri thức và văn hóa thế giới cũng như theo đuổi nghề báo để chuẩn bị sau này trở thành một nhà báo chuyên nghiệp. Trong thời kỳ này, ông viết với các bút danh Bắc Hà, Thiết Khẩu Nhi, Lộc Hà, Tân Thôn Dân...

Sau gần ba năm ở Sài Gòn, Ngô Tất Tố trở ra Hà Nội. Ông tiếp tục sinh sống bằng cách viết bài cho các báo: An Nam tạp chí, Thần chung, Phổ thông, Đông Dương, Hải Phòng tuần báo, Thực nghiệp, Con ong, Việt nữ, Tiểu thuyết thứ ba, Tương lai, Công dân, Đông Pháp thời báo, Thời vụ, Hà Nội tân văn,Tuần lễ... với 29 bút danh khác nhau như: Thục Điểu, Lộc Hà, Lộc Đình, Thôn Dân, Phó Chi, Tuệ Nhơn, Thuyết Hải, Xuân Trào, Hy Cừ... Trong thời gian những năm 1936-1939, Ngô Tất Tố viết nhiều tác phẩm chỉ trích quan lại tham nhũng phong kiến.

Nhiều lần Ngô Tất Tố bị cấm viết báo và bị trục xuất khỏi Hà Nội, Hải Phòng, Nam Định. Năm 1939, chính quyền thực dân Pháp ra lệnh cấm tác phẩm Tắt đèn. Nhà Ngô Tất Tố ở Bắc Ninh bị nhà chức trách khám xét và ông bị bắt giam ở Hà Nội vài tháng.

Năm 1945, khi Cách mạng tháng Tám nổ ra, Ngô Tất Tố tham gia vào ủy ban giải phóng ở xã Lộc Hà quê ông. Năm 1946, ông gia nhập Hội văn hóa cứu quốc và lên Việt Bắc tham gia kháng chiến chống Pháp. Thời gian này, Ngô Tất Tố đảm nhiệm cương vị Chi hội trưởng chi hội văn nghệ Việt Bắc, hoạt động ở Sở thông tin khu XII, tham gia viết các báo Cứu quốc khu XII, Thông tin khu XII, tạp chí Văn nghệ, báo Cứu quốc trung ương... Ngoài ra, ông còn viết văn. Ngô Tất Tố được bầu vào vị trí ủy viên Ban chấp hành Hội văn nghệ Việt Nam tại đại hội Văn nghệ toàn quốc lần thứ nhất (1948).

Ông qua đời ngày 21/04/1954 tại Yên Thế, Bắc Giang.

 

  • Các tác phẩm:
  • Ngô Việt Xuân Thu (dịch, 1929)
  • Hoàng Hoa Cương (dịch, 1929)
  • Vua Hàm Nghi với việc kinh thành thất thủ (truyện ký lịch sử, 1935)
  • Đề Thám (truyện ký lịch sử, viết chung, 1935)
  • Trong rừng Nho[4] (tiểu thuyết, 1937)
  • Tắt đèn (tiểu thuyết, báo Việt nữ, 1937), (Mai Lĩnh xuất bản, 1939)
  • Lều chõng (phóng sự tiểu thuyết, báo Thời vụ, 1939-1944), (Mai Lĩnh xuất bản, 1952)
  • Tập án cái đình (Phóng sự,1939)
  • Thơ và tình (dịch thơ Trung Quốc, 1940)
  • Đường thi (sưu tầm, chọn và dịch, 1940)
  • Việc làng (phóng sự, báo Hà Nội tân văn, 1940-1941), (Mai Lĩnh xuất bản, 1941)
  • Thi văn bình chú - tủ sách Tao Đàn - nhà xuất bản Tân Dân - Hà Nội (tuyển chọn, giới thiệu, 1941)
  • Văn học đời Lý (tập I) và Văn học đời Trần (tập II) (trong bộ Việt Nam văn học) (nghiên cứu, giới thiệu, 1942)
  • Lão Tử (biên soạn chung, 1942)
  • Mặc Tử (biên soạn, 1942)
  • Hoàng Lê nhất thống chí (dịch, tiểu thuyết lịch sử, báo Đông Pháp, 1942)
  • Suối thép (dịch, tiểu thuyết, 1946)
  • Trước lửa chiến đấu (dịch, truyện vừa, 1946)
  • Trời hửng (dịch, truyện ngắn, 1946)
  • Duyên máu (dịch, truyện ngắn, 1946)
  • Doãn Thanh Xuân (dịch, truyện ngắn, 1946-1954)
  • Địa dư các nước châu Âu (biên soạn chung với Văn Tân, 1948)
  • Địa dư các nước châu Á, châu Phi (biên soạn chung với Văn Tân, 1949)
  • Địa dư Việt Nam (biên soạn, 1951)
  • Nữ chiến sĩ Bùi Thị Phác (kịch bản chèo, 1951).
  • Đóng góp (kịch, 1951)
  • Kinh dịch (chú giải, 1953)
  • Ngô Tất Tố và tác phẩm (tuyển tập, 2 tập, Nhà xuất bản Văn học, 1971, 1976)
  • Ngô Tất Tố - Toàn tập (5 tập, Nhà xuất bản Văn học, 1996)
  • Ngô Tất Tố - Toàn tập, bộ mới (dự kiến 30 tập, Nhà xuất bản Hội nhà văn - Công ty văn hóa Phương Nam, 2005)

PHÊ BÌNH NHO GIÁO TRẦN TRỌNG KIM

Ấn phẩm "Phê bình nho giáo" của tác giả Ngô Tất Tố biên soạn, sách được nhà xuất bản Tân Việt ấn hành lần thứ nhất năm 1943. Ấn bản đang lưu giữ tại Quán Sách Mùa Thu là bản in lần đầu tiên trên chất liệu giấy dó. Giấy dó là giấy thủ công truyền thống của Việt Nam. Có tính chất mềm, xốp và dai, bền. Đây là bản đặc biệt trên giấy dó dày và đẹp. Đây là loại giấy tốt giúp sách được lưu giữ tốt hơn. "Nho giáo" ra đời đã gần mười năm, bây giờ vô cố tôi đem nó ra phê bình,...

TẮT ĐÈN

Ấn phẩm "Tắt đèn" của tác giả Ngô Tất Tố, sách được nhà xuất bản Mai Lĩnh ấn hành lần thứ ba năm 1958. Ấn bản đang lưu giữ tại Quán Sách Mùa Thu có tình trạng tốt, sách nguyên bìa gáy, ruột dày 84 trang, lõi sách chắc chắn. Tiểu thuyết "Tắt đèn" của Ngô Tất Tố được nhà xuất bản Mai Lĩnh in lần thứ ba năm 1958. Đây là một tác phẩm tiêu biểu trong sự nghiệp sáng tác của Ngô Tất Tố. Qua ngòi bút của mình, ông đã khắc hoạ một cách sâu sắc về nông thôn và đời sống cùng...

LỀU CHÕNG

Ấn phẩm "Lều chõng" của tác giả Ngô Tất Tố, Sách do nhà xuất bản Khai Trí ấn hành năm 1968, đây là ấn bản lần thứ năm dày 463 trang, cuốn tiểu thuyết được bảo quản rất tốt và chưa được rọc. Đây là cuốn tiểu thuyết- phóng sự miêu tả tấn bi kịch của những nhà Nho có tài trong xã hội phong kiến và được coi là lời chỉ trích sâu sắc những tồn tại của nền văn hóa cũ. Tác phẩm đã tái hiện một cách sinh động, sắc nét, giúp các thế hệ hậu sinh lội ngược dòng thời gian để khám phá về thời kỳ lều...

LỀU CHÕNG

Ấn phẩm "Lều chõng" của tác giả Ngô Tất Tố, được nhà xuất bản Khai Trí ấn hành năm 1968. Ấn bản đang lưu giữ tại Quán Sách Mùa Thu có tình trạng đóng bìa xưa, sách còn bìa gốc, ruột sách dày 463 trang, bìa gốc của sách có vết mờ do thời gian, ruột sách đầy đủ trang. Đây là cuốn tiểu thuyết- phóng sự miêu tả tấn bi kịch của những nhà Nho có tài trong xã hội phong kiến và được coi là lời chỉ trích sâu sắc những tồn tại của nền văn hóa cũ. Tác phẩm đã tái hiện một cách sinh động,...

HOÀNG LÊ NHẤT THỐNG CHÍ

Ấn phẩm "Hoàng Lê Nhất Thống Chí" của tác giả Ngô Thời Chí do cụ Ngô Tất Tố phiên dịch được nhà xuất bản Phong Trào Văn Hóa tái bản năm 1969. Đây là tác phẩm sử học hiếm hoi do cụ Ngô Tất Tố dịch giải. Ấn bản đang lưu giữ tại Quán Sách Mùa Thu có tình trạng đẹp nguyên bìa gáy, ruột tốt, lõi sách chắc chắn. Hoàng Lê Nhất Thống Chí là tác phẩm tiêu biểu nhất, có giá trị nhất trong bộ sách của “Ngô gia văn phái” trên cả hai phương diện sử học và văn học. Bản dịch “Hoàng Lê nhất thống chí” ra chữ quốc...

MẶC TỬ 

Ấn phẩm "Mặc Tử" do tác giả Ngô Tất Tố biên soạn, sách được nhà xuất bản Khai Trí ấn hành lần thứ hai năm 1959. Ấn bản đang lưu giữ tại Quán Sách Mùa Thu có tình trạng đóng bìa, còn bìa gốc, ruột sách tốt. Sách dày 224 trang, kích thước 14x20cm, lõi sách chăc chắn. Mặc Tử tên thật là Mặc Địch, người nước Lỗ, thời Chiến Quốc. Ông sinh ra và lớn lên trong 1 gia đình tiểu thủ công. Ông là người vốn gần gũi thực tế xã hội với người nhân dân lao động. Học thuyết "Mặc Tử" đã nêu lên gồm 10 chủ trương lớn (có thể...
0972 873 962