NGUYỄN BÍNH

NGUYỄN BÍNH

NGUYỄN BÍNH

Nguyễn Bính (tên thật là Nguyễn Trọng Bính; 1918-1966) là một nhà thơ lãng mạn nổi tiếng của Việt Nam. Ông được coi như là nhà thơ của làng quê Việt Nam với những bài thơ mang sắc thái dân dã, mộc mạc.

Nguyễn Bính sinh ngày 13/02/1918, tức mồng ba Tết năm Mậu Ngọ với tên thật là Nguyễn Trọng Bính tại xóm Trạm, thôn Thiện Vịnh, xã Đồng Đội (nay là xã Cộng Hòa), huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định.

Cha Nguyễn Bính tên là Nguyễn Đạo Bình, làm nghề dạy học, còn mẹ ông là bà Bùi Thị Miện, con gái một gia đình khá giả. Ông bà sinh được ba người con trai là Nguyễn Mạnh Phác (Trúc Đường), Nguyễn Ngọc Thụ và Nguyễn Bính.

Bà Miện bị rắn độc cắn rồi mất năm 1918, lúc đó bà mới 24 tuổi. Để lại cho ông Bình ba đứa con thơ, khi đó Nguyễn Mạnh Phác mới sáu tuổi, Nguyễn Ngọc Thụ ba tuổi và Nguyễn Bính mới sinh được ba tháng.

Mấy năm sau ông Bình cưới bà Phạm Thị Duyên làm vợ kế (bà sinh được bốn người con, hai trai hai gái).

Bà cả Giần là chị ruột của mẹ Nguyễn Bính, nhà bà giàu có, nên bà cùng ông Bùi Trình Khiêm là cậu ruột của Nguyễn Bính và là cha của nhà văn Bùi Hạnh Cẩn, đón ba anh em Nguyễn Bính về nuôi cho ăn học. Nguyễn Bính làm thơ từ thuở bé, được cậu Khiêm khen hay nên được cưng chiều.

Năm 13 tuổi Nguyễn Bính được giải nhất trong cuộc thi hát trống quân đầu xuân ở hội làng.

Trúc Đường đỗ bằng Thành chung (Diplôme d’Étude Primaire Supérieurs Franco-Indigène) vào loại giỏi ở Hà Nội, được tuyển vào dạy học tại một trường tư thục ở Hà Đông, bắt đầu viết văn và làm thơ. Nguyễn Bính về ở với anh và được Trúc Đường dạy cho Văn học Pháp. Từ đó Nguyễn Bính gắn bó với Trúc Đường cả về văn chương lẫn đời sống.

Năm 1932, 1933 Nguyễn Bính có theo người bạn học ở thôn Vân lên Đồng Hỷ, Thái Nguyên dạy học.

Bài thơ của ông được đăng báo đầu tiên là bài Cô hái mơ. Năm 1937, Nguyễn Bính gửi tập thơ Tâm hồn tôi tới dự thi và đã được giải khuyến khích của nhóm Tự lực văn đoàn. Từ năm 1940, Nguyễn Bính bắt đầu nổi tiếng với số lượng thơ khá dày, đề tài phong phú, trong đó chủ yếu là thơ tình. Cũng trong năm này Trúc Đường chuyển ra Hà Nội ở và đang viết truyện dài Nhan sắc, Nguyễn Bính tỏ ý muốn đi Huế tìm đề tài sáng tác. Trúc Đường tán thành nhưng không có tiền, ông đã cho Nguyễn Bính chiếc máy ảnh và về quê bán dãy thềm đá xanh (vật báu duy nhất của gia đình) đưa tất cả số tiền cho Nguyễn Bính.

Vào Huế Nguyễn Bính gửi thơ ra cho Trúc Đường đọc trước, rồi đăng báo sau. Cuối năm 1941, đầu năm 1942, Trúc Đường nhận được nhiều bài thơ của Nguyễn Bính trong đó có: Xuân tha hương và Oan nghiệt. Sau đó Nguyễn Bính lại trở về Hà Nội, rồi lại đi vào Sài Gòn.

Lần chia tay cuối cùng với Trúc Đường là vào năm 1943, đến năm 1945 tin tức thưa dần. Năm 1946 thì mất liên lạc hẳn. Trong thời gian này Nguyễn Bính đã gặp nhà thơ Đông Hồ, Kiên Giang. Có lúc ông cư ngụ trong nhà Kiên Giang. Đó là thời ông viết những bài Hành Phương Nam, Tặng Kiên Giang, Từ Độ Về Đây,...

Một thời gian sau, nhờ sự mai mối của ông Lê Duẩn, ông kết hôn với bà Nguyễn Hồng Châu sinh một con gái, đặt tên là Nguyễn Bính Hồng Cầu. Sau đó ông lại kết hôn với bà Mai Thị Mới, ở ấp Hương Mai, xã Khánh Lâm, huyện U Minh và lại sinh một con gái được đặt tên là Nguyễn Hương Mai.  

Năm 1954 theo Hiệp định Genève, Nguyễn Bính cũng như bao cán bộ Việt Minh khác tập kết ra Bắc. Ông về công tác tại Nhà xuất bản Văn nghệ, sau đó ông làm chủ bút báo Trăm hoa.

Nhà thơ Nguyễn Bính qua đời vào một ngày giáp Tết Bính Ngọ (1966), chính xác là ngày 29 Tết (tháng chạp này không có ngày 30).

 

  • Các tác phẩm:
  • Qua nhà (Yêu đương 1936)
  • Những bóng người trên sân ga (Thơ 1937)
  • Cô hái mơ (Thơ 2007)
  • Tương tư
  • Chân quê (Thơ 1940)
  • Lỡ bước sang ngang (Thơ 1940), 34 bài
  • Tâm hồn tôi (Thơ 1940), 23 bài
  • Hương cố nhân (Thơ 1941)
  • Hồn trinh nữ (Thơ 1958)
  • Một nghìn cửa sổ (Thơ 1941)
  • Sao chẳng về đây (Thơ 1941)
  • Người con gái ở lầu hoa (Thơ 1942), 24 bài
  • Mười hai bến nước (Thơ 1942), 12 bài
  • Mây tần (Thơ 1942), 9 bài
  • Bóng giai nhân (Kịch Thơ 1942)
  • Truyện Tỳ Bà (Truyện Thơ 1942)
  • Ông lão mài gươm (Thơ 1947)
  • Chiến dịch mùa xuân (Thơ, 1949)
  • Đồng Tháp Mười (Thơ 1955)
  • Trả ta về (Thơ 1955)
  • Gửi người vợ miền Nam (Thơ 1955)
  • Trong bóng cờ bay (Truyện Thơ 1957)
  • Nước giếng thơi (Thơ 1957)
  • Tiếng trống đêm xuân (Truyện Thơ 1958)
  • Tình nghĩa đôi ta (Thơ 1960)
  • Cô Son (Chèo cổ 1961)
  • Đêm sao sáng (Thơ 1962)
  • Người lái đò sông Vỹ (Chèo 1964)

LỠ BƯỚC SANG NGANG - ẤN BẢN HOA TIÊN

Ấn phẩm "Lỡ bước sang ngang" của nhà thơ Nguyễn Bính được nhà xuất bản Tân Việt tái bản năm 1970. Ấn bản đang lưu giữ tại Quán Sách Mùa Thu có tình trạng đóng bìa xưa, sách còn nguyên bìa gốc, ruột dày 70 trang, chữ in rõ, không bị nhoè. Đây là tập thơ thể hiện hết thảy tài năng của Nguyễn Bính. Trong khi các nhà thơ cùng thời loay hoay tìm kiếm hướng đi mới, chắt lọc ảnh hưởng từ những trường phái thơ ở nước ngoài thì Nguyễn Bình thành công khi mải miết đắm say với hồn quê, tình quê. Ông mải miết tìm...

LỠ BƯỚC SANG NGANG

Ấn phẩm "Lỡ bước sang ngang" của nhà thơ Nguyễn Bính được nhà xuất bản Hương Sơn tái bản năm 1958. Ấn bản đang lưu giữ tại Quán Sách Mùa Thu có tình trạng còn nguyên bìa, gáy sách bị sờn, ruột dày 84 trang, ruột đầy đủ. Đây là tập thơ thể hiện hết thảy tài năng của Nguyễn Bính. Trong khi các nhà thơ cùng thời loay hoay tìm kiếm hướng đi mới, chắt lọc ảnh hưởng từ những trường phái thơ ở nước ngoài thì Nguyễn Bình thành công khi mải miết đắm say với hồn quê, tình quê. Ông mải miết tìm hề...
0972 873 962