VẤN ĐỀ NHÂN SINH TẠI NAM Á CHÂU

Tình trạng: Còn 1 ấn phẩm
Mã sản phẩm: VDNSTNAC
Tác giả: Nguyễn Cao Hách
Nhà xuất bản: Phát Triển Dân Tộc
Năm xuất bản: 1973
Số trang: 420
GIÁ BÁN: 500.000₫

Giới thiệu sách

Ấn phẩm "Vấn đề nhân sinh tại Nam Á Châu" của tác giả Nguyễn Cao Hách, sách do nhà xuất bản Phát Triển Dân Tộc ấn hành năm 1973. Ấn bản đang lưu giữ tại Quán Sách Mùa Thu có tình trạng đẹp, sách nguyên bìa gáy, ruột đẹp, lõi sách chắc chắn. Sách dày 420 trang.

Hầu hết các xứ trong vùng Nam Á Châu thâu hồi chủ quyền trong một giai đoạn dài khoảng 15 năm kể từ khi Thế chiến II chấm dứt. Nhưng trong lịch sử tư tưởng kinh tế và xã hội, cũng kể từ giai đoạn đó trở đi thì tình trạng chậm tiến và tiềm năng phát triển mới được lưu ý. TRước kia chỉ có các vấn đề của khu vực Tây Phương mới là đề tài bàn luận. Nay trọng tâm tư tưởng xã hội và kinh tế đã chuyển từ Tây Phương sang Á và Châu Phi. Chuyển hướng đó là hậu quả của ba biến chuyển song song. 

Trước hết, đế quốc tan vỡ đã khiến toàn thể tổ chức của thời ngoại thuộc thành vô nghĩa. Tổ chức đó nhằm phục vụ quyền lợi của một chính quốc xa xôi. Dân bị trị, dù có đau khổ và bị khai thác tới đâu, cũng không thành một đề tài bàn luận cho thế giới bên ngoài vì thực dân bưng bít mọi khía cạnh. Kịp khi thực dân hết quyền thế, sự thật mới dễ phơi bày, vì không còn ai che đậy, vả rằng ngay dân chậm tiến cũng nhận ra rằng nếu không đưa tình trạng bi thảm của mình lên hàng một đề tài chính trị cho cả thế giới, không còn cách nào khác để thoát khỏi ngõ bí. ..

Giới lãnh đạo và giới tri thức Á châu đứng trước một thực trạng đau lòng khi nhận thấy rằng việc kiện toàn một nền độc lập trọn vẹn lại khó khăn gấp mấy lần việc vãn hồi độc lập pháp lý. Độc lập pháp lý vô nghĩa nếu thiếu phương tiện quân sự để tự vệ. Quân sự không thể đứng vững nếu không có một căn bản kinh tế phát triển mạnh mẽ. Mà làm sao phát triển khi vốn phải vay nước ngoài, kỹ thuật phải du nhập. 

Do đó mới có cuộc đối thoại giữa hai quan niệm phát triển: quan niệm vật chất nó nhấn mạnh vấn đề cấu tạo tư bản và du nhập kỹ thuật tân kỳ; và quan niệm nhân sinh xã hội nó ráng tìm một nguồn gốc sâu xa hơn cho tình trạng chậm tiến hiện nay. 

0972 873 962