NGUYỄN TRIỆU LUẬT

NGUYỄN TRIỆU LUẬT

NGUYỄN TRIỆU LUẬT

Nguyễn Triệu Luật (1903-1946) bút hiệu: Dật Lang, Phất Văn Nữ Sĩ; là nhà giáo, nhà văn, nhà báo và là thành viên sáng lập Việt Nam Quốc dân Đảng vào năm 1927 tại Việt Nam. 

Ông sinh tại làng Du Lâm, huyện Đông Ngàn, Phủ Từ Sơn, Bắc Ninh (nay thuộc Đông Anh, Hà Nội). Ông sinh trưởng trong một gia đình khoa bảng truyền thống, ông nội là Hoàng Giáp Nguyễn Tư Giản, một đại nho đồng thời là một tác giả văn học lớn của thế kỷ XIX, một đại thần triều Tự Đức. Nguyễn Triệu Luật cũng là cháu 5 đời của danh sĩ Nguyễn Án, tác giả tập “Tang thương ngẫu lục” (cùng soạn với Phạm Đình Hổ). 

Sau khi học xong trường Sư phạm Hà Nội, ông đi dạy học tại các tỉnh Tuyên Quang, Hải Phòng, Hà Nội, tham gia Việt Nam quốc dân Đảng. Khởi nghĩa Yên Bái thất bại, ông bị Pháp bắt đi tù, rồi bị quản thúc ở quê, sau đó bị đuổi, không cho dạy ở các trường công. Kể từ đó, ông quay sang làm báo, viết cho nhiều tờ như: Nam Phong, Trung Bắc tân văn, Ích hữu, Tao đàn, Tiểu thuyết thứ Bảy, Nhật Tân...

Để kiếm sống, ông phải đi dạy học tại trường tư thục Lễ Văn ở Nghệ An. Năm 1940, ông bị thực dân Pháp đưa đi an trí, và qua đời năm 1946, lúc 43 tuổi.

 

  • Các tác phẩm:
  • Hòm đựng người (Tân Dân, 1937)
  • Bà chúa Chè (Tân Dân, Hà Nội, 1938)
  • Loạn kiêu binh (Tân Dân, Hà Nội, 1939)
  • Ngược đường Trường thi (Tân Dân, 1939)
  • Chúa Trịnh Khải (Tân Dân, 1940)
  • Rắn báo oán (Tân Dân, 1941)
  • Thiếp chàng đôi ngã (in chung với Rắn báo oán, 1941)
  • Bốn con yêu và hai ông đồ (Tân Dân, 1943)
  • Chúa cuối mẻ (1944-1945)
0972 873 962