NGUYỄN VỸ

NGUYỄN VỸ

NGUYỄN VỸ

Nguyễn Vỹ (1912-1971) là nhà báo, nhà thơ Việt Nam thời tiền chiến. Ông có các bút hiệu khác như: Tân Phong, Tân Trí, Lệ Chi, Cô Diệu Huyền.

Nguyễn Vỹ sinh tại làng Tân Hội (sau đổi là Tân Phong, năm 1945 lại đổi là Phổ Phong), huyện Ðức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi. Cha ông tên Nguyễn Thuyên từng làm quan ở huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định, mẹ là bà Trần Thị Luyến.

Ông từng theo học tại trường Trung học Pháp - Việt ở Quy Nhơn 1924-1927 nhưng bị gián đoạn, sau đó ông ra Bắc theo học ban tú tài tại Hà Nội.

Năm 1934, ông xuất bản tập thơ đầu tiên tên là Tập thơ đầu, gồm hơn 30 bài thơ Việt và thơ Pháp.

Năm 1937, Nguyễn Vỹ sáng lập tờ Việt - Pháp lấy tên là Le Cygne, tức Bạch Nga. Báo này ngoài Nguyễn Vỹ còn có nhà văn nổi tiếng bấy giờ là Trương Tửu cộng tác nhưng sau đó bị đóng cửa.

Năm 1939, Nguyễn Vỹ cho soạn và xuất bản hai quyển sách Kẻ thù là Nhật Bản và Cái họa Nhật-Bản.

Năm 1945, Nguyễn Vỹ sáng lập tờ báo Tổ quốc tại Sài Gòn nhưng chỉ ít lâu sau, tờ báo này bị đóng cửa. Sau đấy, Nguyễn Vỹ lại cho ra tờ Dân chủ xuất bản ở Ðà Lạt. Tồn tại chẳng bao lâu, đến lượt tờ báo trên cũng bị đình bản.

Năm 1952, một nhật báo khác cũng do Nguyễn Vỹ chủ trương là tờ Dân ta, sống được một thời gian, cuối cùng cũng bị đóng cửa như các tờ báo trước.

Mãi đến năm 1958, ông đứng ra chủ trương bán nguyệt san Phổ Thông, chú trọng về nghệ thuật và văn học, tạp chí này được kể là có nhiều uy tín đối với làng báo miền Nam. Ngoài ra, ông còn cho ra tuần báo Bông Lúa, tuần báo thiếu nhi Thằng Bờm.

Năm 1956, Nguyễn Vỹ được mời làm cố vấn cho chính quyền thời bấy giờ, nhưng chỉ ít lâu sau ông rút lui. Trong khoảng thời gian này ông được phép tái bản nhật báo Dân ta (bộ mới) nhưng đến năm 1965 cũng lại bị đóng cửa và từ 1967, Nguyễn Vỹ chỉ còn chủ trương tạp chí Phổ Thông mà thôi.

Vào ngày 4/2/1971, ông qua đời do tai nạn xe hơi trên đoạn đường Tân An, hưởng dương 59 tuổi.

  • Các tác phẩm:
  • Tập thơ đầu – Premières poésies (thơ Việt và Pháp), (tác giả tự xuất bản, Hà Nội, 1934)
  • Đứa con hoang (tiểu thuyết), (Minh Phương, Hà Nội, 1936)
  • Grandeurs et Servitudes de Nguyễn Văn Nguyên (tập truyện ngắn Việt Nam bằng Pháp văn), (Đông Tây, Hà Nội, 1937)
  • Kẻ thù là Nhật Bản (luận đề chính trị), (Thanh Niên, Hà Nội, 1938)
  • Cái họa Nhật Bản (luận đề chính trị), (Thanh Niên, Hà Nội, 1938)
  • Đứng trước thảm kịch Việt Pháp – Devant le drame Franco Vietnamien, (luận đề chính trị bằng Việt và Pháp văn), (tác giả tự xuất bản, Đà Lạt, 1947)
  • Hào quang Đức Phật (luận đề tôn giáo), (tác giả tự xuất bản, Đà Lạt, 1948)
  • Thi sĩ Kỳ Phong (tiểu thuyết), (Nam Ký, 1938)
  • Chiếc Bóng (tiểu thuyết), (Cộng Lực, Hà Nội, 1941)
  • Chiếc áo cưới màu hồng (tiểu thuyết), (Dân Ta, Sài Gòn, 1957)
  • Người yêu của hoàng thượng (tiểu thuyết), (Minh Phương, Hà Nội, 1958)
  • Giây bí rợ (tiểu thuyết), (Dân Ta, Sài Gòn, 1957)
  • Hai thiêng liêng I
  • Hai thiêng liêng II (tiểu thuyết), (Dân Ta, Sài Gòn, 1957)
  • Hoang vu (thơ), (Phổ Thông, Sài Gòn, 1962)
  • Mồ hôi nước mắt (tiểu thuyết), (Sống Mới, Sài Gòn, 1965)
  • Những đàn bà lừng danh trong lịch sử (biên khảo), (Sống Mới, Sài Gòn, 1970)
  • Tuấn, chàng trai nước Việt I, II, (chứng tích thời đại), (Triêu Dương, Sài Gòn, 1970)
  • Văn thi sĩ tiền chiến (ký ức văn học), (Khai Trí, Sài Gòn, 1970)
  • Buồn muốn khóc lên (thơ, 1970)
  • Mình ơi (văn hóa tổng quát, 1970)
  • Thơ lên ruột (thơ trào phúng, 1971)

 

 

TUẤN CHÀNG TRAI NƯỚC VIỆT

Bộ sách "Tuấn chàng trai nước Việt" của tác giả Nguyễn Vỹ do tác giả tự ấn hành năm 1969. Ấn bản đang lưu giữ tại Quán Sách Mùa Thu trọn bộ 2 cuốn. Đây là bản in lần thứ nhất. Sách có tình trạng đẹp gần như hoàn hảo. Ruột sách sạch đẹp, bìa, gáy đẹp, lõi sách chắc chắn. Bộ sách này không phải là một tiểu thuyết Cũng không phải là một ký ức cá nhân Tuấn là một nhân vật tiêu biểu điển hình, tiêu biểu cho những chàng trai Việt Nam sinh trưởng trên đất nước từ đầu thế kỷ XX. Chàng lớn...
0972 873 962