NÓI CHUYỆN TAM QUỐC

Tình trạng: Sách đã đặt hết
Mã sản phẩm: NCTQVTLpre75
Tác giả: Vũ Tài Lục
GIÁ BÁN: 2.500.000₫

Giới thiệu sách

Ấn phẩm "nói chuyện tam quốc" do tác giả Vũ Tài Lục biên soạn, được nhà xuất bản Việt Chiến ấn hành lần thứ nhất năm 1966. Ấn bản đang lưu giữ tại Quán Sách Mùa Thu có tình trạng nguyên vẹn, đầy đủ bìa và gáy. Ruột sách đẹp và đầy đủ trang.

Thời đại Nam Bắc triều và Nam Tống, sự tranh chấp do dân tộc phân lập, quan niệm Trung Hoa và dị tộc nặng nên không đáng kể.
Còn lại Xuân Thu chiến quốc, Hán Sở tranh hùng, Tùy Đường phân tranh, Ngũ đại thập quốc và Tam quốc, sự tranh chấp hoàn toàn nội bộ và riêng Tam quốc tính chất chính trị cao hơn hết. Vì vậy tuy Hán Sở, Tùy Đường, Ngũ Đại, Xuân Thu, đều được thành lịch sử diễn nghĩa, nhưng Tam Quốc chí diễn nghĩa vẫn được lưu truyền và yêu thích hơn hết. Các bản cổ kịch Trung hoa phần lớn rút ra từ Tam quốc nhiều hơn những sử khác. Các nhà soạn kịch danh tiếng đều rất ưa thích chuyện của Tam quốc. Tỉ dụ như Vương Hoa soạn vở Ngọa Long Cương.
Vương Thực Phủ soạn vở: Lục Tích hoài quất, Tào Thực.
Quan Hàn Khanh soạn vở : Đơn đao hội.
Thượng Trọng Hiền soạn vở: Gia Cát Luận công.
Cao Văn Tú soạn vở: Lưu tiên Chủ Tương dương hội v.v. và các vở nổi tiếng do các soạn giả vô danh như: Liên Hoàn kế, Bác Vọng thiêu đồn, Cách giang đấu trí v.v…
Đến nhà Thanh, Tam quốc coi như sách gối đầu giường của các chính trị gia. Đầu nhà Thanh còn có Tổ Vũ trước tác cuốn “Độc sử phương yếu” bàn đến những chiến trận Tam quốc căn cứ vào địa lý học rất nhiều.
Tại sao Tam quốc lại được chuộng như vậy?
Có hai lẽ:
Một là: Những sách diễn nghĩa về thời đại Xuân Thu chiến quốc quá ít tài liệu lại quá ít căn cứ, thêm nữa tình tự Xuân Thu chiến quốc rất phiền tạp, khó lòng làm cho người đọc mãn ý, thỏa thuê. Sở Hán, Tùy Đường thì ngắn quá, vả lại tranh chấp không có gì gay go. Còn Ngũ đại thập quốc thì lôi thôi, nhân tài của thời đại cũng tầm thường.
Hai là: Tam quốc chính trị tuyệt cao. Tranh chấp cực gay go kỳ diệu. Các giá trị đều va chạm nhau ở thời đại này. Cái đạo đức của Quan Vũ va chạm với cái trí mưu, lão luyện của Tào Tháo. Cái trí mưu lão luyện của Tào Tháo va chạm với cái thiên tài của Gia Cát Khổng Minh. Tam quốc là thời đại mà sự vận động của phần tử trí thức rõ rệt nhất và cũng ly kỳ nhất, và khuyết điểm của phần tử trí thức Tam quốc thật là muôn mầu muôn vẻ. Quyết đoán quân cơ như Từ Thứ, Bàng Thống; hành quân dùng binh như Chu Du, Lục Tốn, Tư Mã Ý. Liệu người liệu việc như Triệu Vân, Quan Vũ, Trương Phi, Hoàng Trung, Nghiêm Nhan. Xung phong hãm trận kiêu dũng như Mã Siêu, Hứa Chử, Điển Vi, Lã Bố, Thái Sử Từ. Hai tài tương đương đấu trí như Đặng Ngải (với Chung Hội, hay Khương Duy?). Gàn dở như Nễ Hành. Huênh hoang như Khổng Dung v.v.v.
Ngoài ra tất cả ai ai cũng yêu Tam quốc chí diễn nghĩa ở chỗ phóng khoáng của nhà văn La Quán Trung, đã phá được sự gò bó của sự thật lịch sử để mà tạo nên hứng thú nhiệt náo tình tiết ly kỳ. Mặc dầu ở đây mục đích của chúng ta là đi tìm một phương pháp khác với “Độc Tam Quốc chí Pháp” ghi trên đầu sách Tam quốc, nghĩa là chúng ta bàn luận, khơi đào kê khảo để hiểu nguyên nhân lịch sử chính trị, xã hội, tư tưởng cho mỗi sự kiện, mọi biến từng (tướng?) cục diện Tam quốc chứ không bị lôi cuốn bởi văn chương Tam quốc đến nỗi nghĩ rằng Thục Ngụy chỉ chiến không hòa hay Ngô Thục chỉ hòa nhiều hơn chiến và Ngô Ngụy chiến nhiều hơn hòa, là để chứng dẫn bút pháp tài tình của nhà văn.
Tuy nhiên sau khi đã phân tích bản chất và hiện tượng, nguyên nhân và kết quả, căn cứ và điều kiện, khả năng và hiện thực cùng liên hoàn tính của chính cục Tam quốc rồi, chúng ta lại vẫn có thể trở về cái phóng dật của bản tính của người Đông phương đối với chính trị để mà ngâm ngợi mấy câu cổ phong:
Phân phân thế sự vô cùng tận
Thiên số mang mang bất khả đào
Tam phân đỉnh túc dĩ thành mộng
Hậu nhân bằng điếu không lao tao.
(Ngẫm thế sự bời bời ngán nổi
Cuộc tang thương biến đổi khôn lường
Tam phân một giấc mơ màng
Viếng đời gọi có mấy hàng nôm na).

0972 873 962