PHAN THÚC TRỰC

PHAN THÚC TRỰC

PHAN THÚC TRỰC

Phan Thúc Trực (1808-1852), hiệu là Hành Quý, Bồ Phong Cẩm Đình, Dưỡng Hạo Hiên, là một Thám hoa triều Nguyễn. Ông cũng là một nhà văn, nhà thơ, nhà sử học, nhà địa lý học trong lịch sử Việt Nam.

Nguyên tên của ông là Dưỡng Hạo, sau mới đổi lại thành Thúc Trực. Ông là người ở làng Phú Ninh, tổng Vân Tụ, nay thuộc xã Khánh Thành, huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An.

Dòng họ ông có 7 đời đăng khoa. Cha ông là Phan Vũ, là một Tú tài có tiếng hay chữ và đạo đức, nhưng nhà nghèo phải đi dạy học kiếm sống, được dân trong vùng gọi là thầy "Bồ", với hàm ý là thiên hạ có hai bồ chữ thì riêng ông đã học được một "bồ". Chịu ảnh hưởng của cha, Dưỡng Hạo dù hoàn cảnh gia đình khó khăn nên phải vừa học, vừa làm, nhưng từ thời trẻ nổi tiếng học giỏi.

Năm 16 tuổi, ông đỗ đầu xứ trong kỳ khảo hạch "tiến ích" của tỉnh, được mệnh danh là thần đồng. Năm 17 tuổi, ông thi đậu Tú tài khoa Ất Dậu (1825) tại trường thi Nghệ An.

Tuy nhiên, liên tiếp 10 khoa thi, gồm 5 chính khoa đời Minh Mệnh, 3 chính khoa và 2 ân khoa đời Thiệu Trị, ông vẫn chỉ đỗ Tú tài. Sau, ông là người đầu tiên ở Nghệ An đỗ thủ khoa kỳ thi Đình thời triều Nguyễn.

Sau khi đỗ Thám hoa được 1 năm, năm Tự Ðức nguyên niên, Phan Phúc Trực được bổ sung làm Hàn lâm viện trước tác, hàm Chánh lục phẩm; tiếp đó được bổ vào Tòa nội các (tức Tòa văn thư của nhà vua) rồi được thăng Tập hiền viện thị giảng, hàm Tòng ngũ phẩm Hàn lâm. Ông nhiều lần ứng chế nhiều bài thơ văn, được vua Tự Ðức lần khen ngợi và tặng thưởng. Cũng nhờ đó mà ông được Tự Đức đặc cách phong làm Kinh diên khởi cư trú, một chức quan duy nhất luôn luôn gần gũi nhà vua, giúp vua giải quyết việc triều chính và được vua ban ấn tín có thể đi bất cứ nơi đâu trong cung cấm.

Năm Tự Ðức thứ 4 (1851), ông vâng chiếu chỉ vua ra Bắc Thành sưu tầm những sách vở cũ. Qua năm sau (1852), sau khi đã hoàn thành nhiệm vụ, ông trở về kinh đô, nhưng khi đi đến Thanh Hóa thì lâm trọng bệnh, rồi tạ thế trên đường đi, hưởng thọ 44 tuổi.

Nghe tin ông mất, vua Tự Ðức vô cùng thương tiếc cho một vị nhân thần có tài đức mà bất hạnh. Nhà vua phái Tổng đốc Nghệ An mang phẩm vật tới tang quyến truy điệu với bốn chữ "Học cao hạnh thuần" (nghĩa là "Học vấn đã cao thâm mà đức hạnh lại thuần hậu") và truy phong cho ông hàm Chánh ngũ phẩm.

 

  • Các tác phẩm:
  • Về Lịch sử
  • Quốc sử di biên
  • Trần Lê ngoại truyện
  • Diễn Châu phủ chí
  • Về Địa lý
  • Diễn Châu Đông Thành huyện thông chí
  • Về Văn thơ
  • Vị Thành chi Kim thạch di văn tập
  • Cẩm Đình văn tập
  • Cẩm Đình thi tập
  • Hiệu tần thi tập
  • Tứ phương lan phả thi tập
  • Bắc hành nhật lan phổ thi tập
  • Nam hành nhật lan phổ thi tập
  • Cẩm Đình thi văn tuyển tập
  • Cẩm Đình trướng văn bi ký tập

QUỐC SỬ DI BIÊN

Ấn phẩm "Quốc sử di biên" của tác giả Phan Thúc Trực, do dịch giả Hồng Liên Lê Xuân Giáo phiên dịch. Sách nằm trong Tủ sách Cổ văn của Ủy Ban Dịch Thuật được nhà xuất bản Phủ Quốc Vụ Khanh Đặc Trách Văn Hóa ấn hành năm 1973. Phía sau sách có Nguyên văn chữ Hán để phục vụ cho việc nghiên cứu văn bản gốc. Ấn bản đang lưu giữ ở Quán Sách Mùa Thu có tình trạng đẹp nguyên bìa, gáy, ruột sách đầy đủ, lõi sách chắc chắn. Quốc sử di biên ghi chép các sự kiện xảy ra trong giai đoạn 1802-1847,...
0972 873 962