Ấn phẩm "Ngồi tù khám lớn" là hồi ký của cụ Phan Văn Hùm do nhà xuất bản Dân Tộc ấn hành lần thứ hai năm 1957. Ấn bản được lưu giữ tại quán sách Mùa Thu có tình trạng tốt. Sách nguyên bìa, gáy bị sờn, ruột đầy đủ trang, dày 170 trang.
Phan Văn Hùm sinh tại ấp Búng, làng An Thạnh, Lái Thiêu, Thủ Dầu Một (nay là tỉnh Bình Dương). Ông học ở Sài Gòn, đậu bằng Thành chung, dạy học một năm, ra Hà Nội học trường Cao đẳng Công chính (1924-1925) rồi được bố trí làm tham tá công chính ở Huế.
Đến năm 1927, ông bị buộc thôi việc vì ủng hộ nữ sinh trường Đồng Khánh (Huế) bãi khóa nhân đám tang Phan Châu Trinh. Ngày 28 tháng 9 năm 1928, Phan Văn Hùm cùng Nguyễn An Ninh đi Bến Lức (Long An), vô cớ bị cảnh sát xét hỏi giấy tờ tùy thân rồi còn bị đánh đòn. Ông đánh trả nên bị vu cáo tội cướp, phải vào ở Khám Lớn Sài Gòn.
Tác phẩm 'Ngồi tù khám lớn" sẽ giúp ta sẽ hiểu rõ chế độ lao xá của Pháp ở xứ nầy hồi đầu thế kỷ thứ 19, những cuộc "khủng bố đàn áp" của thực dân, qua bao hình ảnh "bắt bớ, tra tấn, tù đày", hạ thấp nhân phẩm con người ngang hàng với con thú! (Than ôi, người dân bị trị lúc nào chả vậy). Thật vậy, làm sao khỏi bùi ngùi cảm động khi nhớ đến 4 câu thơ:
" Ngày đi con chửa biết nhìn cha
Rầy những mười lăm tháng đã qua
Nay phỏng độ chừng con nói đủ
Khi về con hỏi: '' khách đâu xa"
Đọc Ngồi tù khám lớn ta sẽ cảm động trước tâm hồn khảng khái của nhà cách mạng, luôn luôn có tinh thần bất khuất chẳng "bó thân" vào hàng ngũ Việt gian, mưu cầu hạnh phúc cho riêng mình.
Riêng với báo giới và nghề nghiệp cầm bút xứ nầy đọc Ngồi tù khám lớn, ta có dịp so sánh tâm hồn và lý tưởng của những ông chủ báo, những ký giả tiền phong, trong lúc báo giới V.N. còn ở thời kỳ phôi thai.