TÂM TRẠNG TƯƠNG AN QUẬN VƯƠNG QUA THI CA CỦA ÔNG

Tình trạng: Sách đã đặt hết
Mã sản phẩm: TTTAQVQTC74pre75
Tác giả: Nguyễn Khuê
GIÁ BÁN: 800.000₫

Giới thiệu sách

Ấn phẩm “Tâm trạng Tương An Quận Vương qua thi ca của ông” do tác giả Nguyễn Khuê biên soạn được Trung Tâm Học Liệu ấn hành lần thứ hai năm 1974. Ấn bản đang được lưu giữ ở Quán sách Mùa Thu có tình trạng rất tốt, bìa , gáy đẹp, sách dày 264 trang, ruột đầy đủ, lõi sách rất đẹp. 

“Tương an quận vương là một thi hào đời Nguyễn có chân trong Mặc vân thi xã, một hội tao đàn quy tụ nhiều danh sĩ đương thời ở đất kinh kì. 

Thân thế và sự nghiệp văn chương của Tương an quận vương liên hệ mật thiết với Tùng thiện vương, Tuy lý vương mà thi tài đã được tán dương là:

“Thi đáo Tùng, Tuy thất Thịnh Đường”

Tùng-thiện, Tuy lý và Tương an là con vua Thánh tổ, tuổi tác xấp xỉ nhau. Ngoài tình anh em, ba ông hoàng thơ này còn là bạn xướng hoạ chí thiết của nhau, cùng nổi tiếng về thi văn và được người thời xưng tụng là Tam Đường của triều Nguyễn. Vua Dực tông đã hết lời khen tặng Tùng, Tuy, Vương: 

“Ngã thúc tối hữu danh

Thiền liên Tùng, Tuy, Vương” 

Tài năng và văn nghiệp của ba ông hoàng này ngang nhau, nhưng ngày nay Tùng thiện vương, Tuy lý vương được nhiều người biết đến hơn Tương an quận vương. Một vài nhà văn đã giới thiệu Tương an quận vương, như Trần Thanh Mại trong Tuy lý vương, Hoàng Trọng Thược trong Hương Bình thi phẩm...nhưng trình bày sơ lược và chỉ chú trọng đến một vài khía cạnh, nên độc giả chưa hiểu rõ con người Tương an quận vương và nỗi khổ tâm của ông do hoàn cảnh đặc biệt gây nên. 

Nay, ông Nguyễn Khuê lại viết về Tương an quận vương hầu giới thiệu với độc giả đầy đủ hơn một thi tài lỗi lạc gần như bị bỏ quên từ bao năm qua. Tác giả đã có công sưu tầm nhiều tài liệu quý báu về tiểu sử cùng thi văn của Tương an. Với nhan đề “Tâm trạng Tương an quận vương qua thi ca của ông”, tác giả đã xây dựng lại một cách rõ ràng thân thế Tương an, phân tích tinh tế tâm trạng thi nhân, đi tìm những nguyên nhân sâu xa khả dĩ cắt nghĩa tâm trạng ấy. Ngoài ra, ông Nguyễn Khuê còn dịch được khá nhiều thơ chữ Hán trong Khiêm trai thi tập, hiệu đính Hoài cổ ngâm và sao lục một số thơ nôm của Tương an.” 

0972 873 962