Tạp chí Bách Khoa 12 số đóng chung từ số 313 đến 324 ấn hành năm 1970, đóng chung bìa xưa, 6 số còn nguyên bìa trước, mất bìa sau, ruột đẹp.
Tập đóng chung gồm những nội dung tiêu biểu
- Số 313 + 314: Xuân Canh Tuất, số kỷ niệm đệ thập tam chu niên
- Số 315: Tàu và Đông Nam Á (Phạm Việt Châu), Xúc động cuối năm, chút duyên hàn mặc (Vũ Hoàng Chương)...
- Số 316: Nobel khoa học 1969 (Võ Quang Yến), nửa thế kỷ chánh tả Việt ngữ (Nguyễn Hiến Lê), Thực sự hôm nay (Phạm Công Thiện)....
- Số 317: Tưởng niệm Đông Hồ (Nguyễn Hiến Lê), Vài nghi vấn về hội nghị Diên Hồng (Hồ Dã Tương), thời sự thế giới....
- Số 318: Ảnh hưởng của chiến tranh V. N. đối với nền kinh tế Hoa-kỳ và Việt-nam (Trần Lương Ngọc), Một cái nhìn Đông phương về vấn đề tính dục: Hôn nhân với tu sĩ Ky-tô-giáo.....
- Số 319: Đảo chánh tại Cam-bốt một giai đoạn mới cuta chính trị A-châu, Hạn chế sinh sản vấn đề muôn thuở của nhân loại, Tiếng hát nhân ngư (Trần Kim Thạch)....
- Số 320: Phong trào Cộng sản Á-châu trong 25 năm qua, Nghĩ về một số hiện tượng trong sinh hoạt văn nghệ hiện nay, Thời sự văn nghệ (Tràng Thiên)....
- Số 321: Nghĩ về phong trào sinh viên (Nguyễn Văn Trung), Bản chất toán học, Việc Bang giao giữa Cao Miên và V. N. theo sử liệu Cao-miên (Lê Hương), Cỏ mọc (Bùi Giáng)...
- Số 322: Cần vận động gấp cho một nền giáo dục lưỡng diện (Kim Định), Vài nhận xét về loại truyện dị thường của Tây Phương và Việt Nam, Chàng Việt Nam (Trùng Dương)...
- Số 323: Quyết định can thiệt tại Cam-bốt của ông Nixon và những xáo trộn trong xã hội Hòa-kỳ, Tục thiêu người tế thần linh và tục thờ Lỗ Lường của ngư phủ tỉnh Khánh Hòa, Sinh viên và tôn giáo (Nguyễn Văn Trung)...
- Số 324: Các quốc gia không liên kết và các đại cường, Chân dung nhà giáo, Tình khúc thứ nhất (Quang Ngọc), thời sự thế giới.....
Bách Khoa là tạp chí bán nguyệt san, mỗi tháng phát hành hai số. Tổng cộng trong suốt hơn 18 năm tồn tại, từ 15-1-1957 đến 30-4-1975, Bách Khoa đã in được 426 số. Trong thời gian tồn tại, Bách Khoa có 2 lần đổi tên. LầLê Ngộ Châu chủ biênn thứ nhất là đổi từ Bách Khoa (1/1957 đến 1/1965) thành Bách Khoa thời đại (2/1965 đến 12/1969). Lần thứ hai là đổi từ Bách Khoa thời đại thành Bách Khoa (1/1970 đến 4/1975).
Nội dung bài vở của Bách Khoa có thể được chia làm ba phần như sau: Phần biên khảo – nghị luận: gồm các lĩnh vực như chính trị, kinh tế, giáo dục, triết học, văn hóa, tôn giáo, sử-địa, khoa học, v.v…phần văn nghệ: gồm truyện ngắn, truyện dài, truyện dịch, thơ, đàm thoại, phỏng vấn, tùy bút, hồi ký, bút ký…và phần tin tức: gồm tin chính trị, tin văn nghệ, tin khoa học. (bắt đầu từ số 195/1965).