Tạp chí Bách Khoa 6 số đóng chung từ số 211 đến 216, xuất bản năm 1965. Ấn bản đang được lưu giữ tại Quán Sách Mùa Thu có tình trạng đóng chung bìa xưa, 6 số còn nguyên bìa trước, mất bìa sau, ruột đẹp.
Tập đóng chung này gồm các nội dung tiêu biểu
- Số 211: Bầu cử tại Tây Đức (Vũ Bảo), tuần lễ kỷ niệm 200 năm năm sinh Nguyễn Du ( Lê Văn Hảo)....
- Số 212: Ngó qua các chặng đường xây dựng (Đòan Thêm), Einstein và thuyết tương đối (Ngọc Vân), Người đã lên tàu (Y Uyên), Giải Nobel Khoa học 1965 (Ngọc Vân)....
- Số 213: Dân tộc học (Lê Văn Hảo), Cholokhov và văn chương hiện đại của Nga-sô-viết (Đào Đăng Vỹ).....
- Số 214: Ba cuộc nói chuyện kỷ niệm 200 năm Nguyễn Du, Biện hộ cho trẻ con hah là huyền thoại người lớn (Nguyễn Văn Trung), Kinh tế nước nhà bị bội thực (Nguyễn Như)....
- Số 215: Phi-Luật-Tân bầu Tổng-thống mới: ông Ferdinand Marcos (Vũ Bảo), Giải thưởng văn chương tại Pháp: Giải Goncourt và Renaudot (Tràng Thiên), Gia định báo, tờ báo đầu tiên tại Việt Nam (Nguyễn Ngu Í)....
- Số 216: Tạng thức trong việc giáo dục (Nguyễn Gia Tường), Kinh tế du kích chiến (Duy), Chiều trong làng (Truyện ngắn của Y Uyên)....
Bách Khoa là tạp chí bán nguyệt san, mỗi tháng phát hành hai số. Tổng cộng trong suốt hơn 18 năm tồn tại, từ 15-1-1957 đến 30-4-1975, Bách Khoa đã in được 426 số. Trong thời gian tồn tại, Bách Khoa có 2 lần đổi tên. Lần thứ nhất là đổi từ Bách Khoa (1/1957 đến 1/1965) thành Bách Khoa thời đại (2/1965 đến 12/1969). Lần thứ hai là đổi từ Bách Khoa thời đại thành Bách Khoa (1/1970 đến 4/1975).
Nội dung bài vở của Bách Khoa có thể được chia làm ba phần như sau: Phần biên khảo – nghị luận: gồm các lĩnh vực như chính trị, kinh tế, giáo dục, triết học, văn hóa, tôn giáo, sử-địa, khoa học, v.v…phần văn nghệ: gồm truyện ngắn, truyện dài, truyện dịch, thơ, đàm thoại, phỏng vấn, tùy bút, hồi ký, bút ký…và phần tin tức: gồm tin chính trị, tin văn nghệ, tin khoa học. (bắt đầu từ số 195/1965).