THẤT HIỆP NGŨ NGHĨA

Tình trạng: Còn 1 ấn phẩm
Mã sản phẩm: THNNPVD
Tác giả: Đang cập nhật
GIÁ BÁN: 2.200.000₫

Giới thiệu sách

Bộ sách "Thất hiệp ngũ nghĩa" do dịch giả Phạm Văn Điều chuyển ngữ, sách do nhà xuất bản Tín Đức Thư Xã ấn hành năm 1952. Ấn bản đang lưu giữ tại Quán Sách Mùa Thu có tình trạng đủ bìa, gáy bị sờn, sách đầy đủ trang, ruột đọc tốt.

Mỗi dân tộc trên thế giới đều có một bản sắc riêng của mình và thường được thể hiện ở nhiều dạng như hội hè, đình đám, lễ lạt. Có một dạng thể hiện âm thầm, nhưng lại đi sâu vào lòng người và không bao giờ bị chìm vào quên lãng. Đó là văn học tiểu thuyết.

Văn học tiểu thuyết thường được gắn với văn chương truyền khẩu, thường có liên quan đến các vấn đề lịch sử và sau đó được góp nhặt, ghi chép lại thành những áng văn chương để truyền lại cho hậu thế dưới dạng truyền kỳ hay đoản truyện.

Trung Quốc là một đất nước với các triều đại phong kiến kéo dài từ đời Ân, Thương cho đến Thanh cung mười ba triều, với một truyền thống văn hóa hàng mấy ngàn năm. Thế nhưng, dù trong triều đại thái bình cũng có những viên quan lại dựa vào thế lực, thân quyền, nhũng nhiễu, o ép, đôi khi sát hại dân lành để mưu cầu cá nhân hoặc quyền lực của mình…. Tuy nhiên, theo Triết học Đông phương, cái nào cũng có luật bù trừ, trong Ác có Thiện, trong bất công có công bằng và tất cả cũng không nằm ngoài quy luật tự nhiên này.

“Thất hiệp ngũ nghĩa” là một truyện cổ khuyết danh Trung Quốc, lấy bối cảnh triều vua Tống Nhân Tông, (thế kỷ 11) với một nhân vật huyền thoại với tài xử án thông minh, vô tư, dù đó là dân thường hay hoàng thân quốc thích, khi ra chốn công đường cũng đều như nhau. Đó chính là Bao Công.

Bao Công không phải là một nhân vật hoàn toàn hư cấu, mà xuất phát từ một nhân vật lịch sử hoàn toàn có thật, đó là một vị quan Long đồ các đại học sĩ, lệnh doãn phủ Khai Phong, tên là Bao Chửng. Ngài Bao Công cùng sáu người trong phủ Khai Phong, còn có năm vị nghĩa sĩ mà dân chúng trong thời đại ấy gọi là Năm con chuột (Ngũ thử) vừa hợp tác, vừa kình chống, vừa đấu trí nhau không phải vì tranh đua danh lợi mà vì “anh hùng trọng anh hùng” cùng nhau phá án.

Thời niên thiếu và cuộc đời của Bao Công như thế nào, lai lịch của những ai trong phủ Khai Phong ra sao để trở thành Thất hiệp? Ngũ Nghĩa là ai và tại sao lại gọi là Ngũ Thử? Tất cả đều được khắc hoạ trong “Thất Hiệp Ngũ Nghĩa”.

0972 873 962