THÍCH MÃN GIÁC

THÍCH MÃN GIÁC

THÍCH MÃN GIÁC

Hòa Thượng Thích Mãn Giác, pháp danh Nguyên Cao, đạo hiệu Huyền Không, thế danh Võ Viết Tín, sinh năm Kỷ Tỵ, 1929 tại Cố đô Huế, trong một gia đình mà nội ngoại đều tin Phật và nhiều người trong thân quyến đã có duyên xuất gia và nổi tiếng thân danh trên đường tác thành Phật sự. Cố đô Huế chỉ là sinh quán, còn nguyên quán thì thuộc làng Phương Lang, quận Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị

Sau khi học xong chương trình Tiểu Học Yếu Lược và được lên Lớp Nhì Nhứt Niên, tuổi đời mới lên 10, Hoà Thượng Thích Trí Thủ là người anh cô cậu ruột đã có duyên xuất gia từ trước, đã hướng dẫn người em gửi gắm đến với Hoà Thượng Thích Quảng Huệ, Trụ trì chùa Thiên Minh Huế cho nhập đạo tu hành.

Năm 1944, Sa Môn Thích Mãn Giác được Thế độ thọ giới Sa Di, pháp danh Nguyên Cao, tự Thích Mãn Giác, đạo hiệu Huyền Không tại Chùa Thiên Minh và sau đó được thọ giới chính thức tại Giới Đàn Thuyền Tôn do Đại Lão Hòa Thượng Thích Giác Nhiên làm Đường Đầu Hòa Thượng, Hòa Thượng Thích Tịnh Khiết làm Yết Ma, Hòa Thượng Thích Đắc Quang (Chùa Quốc Ân) làm Giáo Thọ.

Năm 1950, Canh Dần, sau lễ Chung Thất của Ngài Bổn Sư vừa viên tịch, Sa Môn Thích Mãn Giác được cử giữ chức vụ Trụ Trì Chùa Thiên Minh để tiếp tục nối dòng Pháp Phái.

Từ năm 1954, Sơn Môn Huế và Hội Phật Học Trung Phần công cử Sa Môn đến làm giảng sư tại Dalat, vài năm sau kiêm nhiệm chức vụ Hội Trưởng Hội Phật Giáo Dalat, Đại Diện Hội Phật Giáo Cao Nguyên Trung Phần. Đây là những năm tháng gắn bó với Phật sự, dấu chân hoằng pháp in đậm trên mọi miền và đem lại rất nhiều an ủi cho quần chúng tin Phật đang bị thử thách nguy cơ đàn áp và lôi cuốn đổi đạo của chính quyền.

Năm 1960, Hoà Thượng được đi du học Nhật Bản, được tiếp xúc miền đất Thiền học hưng thịnh và được thở hương Đạo mặn mà ủ kín nơi những bài thơ Hài Cú tài hoa và dưới những cánh hoa anh đào rực rỡ.

Cuối năm 1965, sau khi tốt nghiệp Tiến Sĩ, Hoà Thượng được mời về giảng dạy tại ĐH Văn Khoa Sài Gòn và Huế qua bộ môn Triết Học Ấn Độ và Trung Hoa. Đây cũng là thời gian mà Sa Môn Mãn Giác thực sự dấn thân vào các hoạt động văn hóa, giáo dục, nhằm giải tỏa và vô hiệu hóa những xuyên tạc ngộ nhận đối xử bất công đối với văn học và Phật giáo nói chung

Cũng trong năm này, 1965, Sa Môn Mãn Giác bắt đầu cộng tác chặt chẽ với Viện Đại Học Vạn Hạnh (Viện Đại Học dân lập đầu tiên của Phật giáo) do Hòa Thượng Thích Minh Châu làm Viện trưởng, Sa Môn Thích Mãn Giác đóng vai trò Khoa trưởng Phân Khoa Phật Học và Triết Học Đông Phương. Và trong vài năm sau đó, Hòa Thượng giữ trong nhiệm Phó Viện Trưởng Điều Hành Viện Đại Học Vạn hạnh cho tới ngày miền Nam sụp đổ (1975) và Viện Đại Học Vạn hạnh bị chiếm dụng làm cơ sở nhà nước.

Từ ngày về lại nước, một mặt, Sa Môn Mãn Giác hoạt động trong môi trường văn hóa giáo dục của Đời lẫn Đạo, mặt khác còn dấn thân tích cực trong các Phật sự của Giáo Hội.

Từ năm 1977, Sa Môn Mãn Giác chính thức định cư tại Hoa Kỳ, Viện Chủ Chùa Việt Nam Los Angeles và là Hội Chủ Tổng Hội Phật Giáo Việt Nam tại Hoa Kỳ, một tập hợp gồm nhiều Chùa, Hội Phật Giáo Việt Nam trải khắp đất nước Hoa Kỳ. Trong cương vị Hội Chủ, với hơn 25 năm hành đạo trên đất mới, tâm niệm và hành tác như trọn đời vẫn là hướng về chăm lo cho chùa Tổ ở quê nhà, tiếp dẫn hậu lai nơi hải ngoại.

Vào đầu tháng 8 năm 2006, Hòa Thượng cảm thấy pháp thể khiếm an, mặc dù được các hàng đệ tử, các y, bác sĩ tận tình chăm sóc, chữa trị nhưng vì tuổi cao sức yếu, Ngài đã không qua khỏi. Ngài đã an tường xả báo thân lúc 07 giờ 55 sáng tại Chùa Việt Nam , Los Angeles, California, ngày 13/10/2006, thọ thế 78 tuổi.

 

  • Các tác phẩm:
  • Không bến hạn
  • Hương Trần Gian
  • Không Gian Thành Chiếc Áo
  • Kẻ Lữ Hành Cô Độc
  • Mây Trắng Thong Dong
  • Lịch sử Triết học Ấn Độ
  • Đạo đức học Đông Phương
  • Bích Nham Lục
  • Phật Giáo và nền văn hóa Việt Nam

ĐẠO ĐỨC HỌC ĐÔNG PHƯƠNG 

Ấn phẩm “Đạo đức học Đông Phương” của tác giả Thích Mãn Giác, sách do Viện Đại học Huế ấn hành lần thứ nhất năm 1975. Ấn bản đang được lưu giữ ở Quán sách Mùa Thu có tình trạng tốt, bìa gốc, lõi sách đẹp. Sách dày 150 trang. Giáo sư Thích Mãn Giác còn được biết tới với vai trò là một thi sĩ, bút danh là Huyền Không. Bản thân ông chính là một sự kết hợp nhuốm đầy bản sắc Đông Phương, thể hiện được phong thái phóng khoáng cố hữu của Đông Phương mà chúng ta có thể ghi nhận qua tác...
0972 873 962