TỔ CHỨC CHÍNH QUYỀN TRUNG ƯƠNG DƯỚI TRIỀU LÊ THÁNH TÔNG (1460 - 1497)

Tình trạng: Còn 1 ấn phẩm
Mã sản phẩm: TCCQTUDTLTT
Tác giả: Lê Kim Ngân
Nhà xuất bản: Bộ Quốc Gia Giáo Dục
Năm xuất bản: 1963
Số trang: 200

Giới thiệu sách

Ấn phẩm "Tổ Chức Chính Quyền Trung Ương Dưới Triều Lê Thánh Tông (1460 - 1497)" do tác giả Lê Kim Ngân biên soạn, sách được nhà xuất bản Bộ Quốc Gia Giáo Dục ấn hành lần thứ nhất năm 1963. Ấn bản đang lưu giữ tại Quán Sách Mùa Thu có tình trạng rất đẹp, sách nguyên vẹn bìa gáy, ruột đẹp, sách đầy đủ trang, lõi sách chắc chắn.

Nói đến thời Lê sơ, người ta thường nhắc đến tính chất hoàn bị của bộ máy thời kỳ này. Sở dĩ thời kỳ này có được sự phát triển mạnh về nhiều phương diện kinh tế, chính trị, xã hội và xây dựng được bộ máy hoàn bị là do thời kì này hội đủ 3 điều kiện đó là: nhà nước có một vị minh quân, một hệ thống đội ngũ quan lại có tài, có đức và quan trọng là có một hệ thống pháp luật tiến bộ, cùng với việc thực thi nghiêm minh.

Trải qua bốn đời vua đầu: Lê Thái Tổ, Lê Thái Tông, Lê Nhân Tông và Lê Nghi Dân xã hội Đại Việt đã có nhiều chuyển biến rất tích cực, nhưng phải bắt đầu từ cuộc cải tổ của Lê Thánh Tông, nhà nước phong kiến mới có được tính chất của một mô hình tổ chức chính quyền phong kiến hoàn bị.

Ở trung ương, đứng đầu là nhà vua. Nhà vua là người có quyền lực tối cao, nắm cả thần quyền và thế quyền. Về thần quyền, nhà vua là vị giáo chủ độc nhất và cao nhất trong cả nước. Về thế quyền, nói theo ngôn ngữ hiện đại ngày nay, nhà vua nắm toàn bộ các quyền lập pháp (ban hành pháp luật), hành pháp (thi hành pháp luật) và tư pháp (xét xử bảo vệ pháp luật). Ngôi vua chỉ có thể truyền cho một người, người đó là con trai trưởng của nhà vua theo nguyên tắc trọng trưởng, trọng nam. Nhiều quyền lực như vậy, nhưng quyền lực của nhà vua cũng không phải tuyệt đối, mà ít nhiều cũng bị giới hạn.

0972 873 962