TRUYỆN TRINH THỬ

Tình trạng: Còn 4 ấn phẩm
Mã sản phẩm: TTTUTBK
Tác giả: Hồ Huyền Qui
Nhà xuất bản: Tân Việt
Số trang: 60
GIÁ BÁN: 300.000₫

Giới thiệu sách

Ấn phẩm "Truyện Trinh Thử" của tác giả Hồ Huyền Qui do cụ Ưu Thiên Bùi Kỷ hiệu đính, sách được nhà xuất bản Tân Việt ấn hành. Ấn bản đang lưu giữ tại Quán Sách Mùa Thu có tình trạng đẹp, sách nguyên bìa gáy, ruột đẹp, lõi sách chắc chắn. Sách dày 60 trang, kích thước 20x14cm. 

Truyện Trinh Thử là truyện thơ Nôm Việt Nam, dài 850 câu lục bát và 2 bài thơ thất ngôn luật Đường. Hiện chưa rõ tác giả là ai và thời điểm tác phẩm ra đời.

Truyện kể rằng vào năm Long Khánh (niên hiệu của Trần Duệ Tông ), đời Trần ở miền Lộc Đỗng có người Hồ sinh, học rộng biết nhiều, lại nghe được tiếng chim muông. Nhân ra chơi kinh thành, chàng ngụ ở gần nhà Thừa tướng Hồ Qúy Ly. Đêm nằm bỗng nghe tiếng chó sủa. Chó sủa làm cho một con chuột bạch góa chồng đang đi kiếm ăn bên nhà Hồ Quý Ly kinh hãi chạy vào nấp ở hang chuột đực.

Vừa năm Long Khánh đời Trần,
Muôn phương triều cống mười phân thái bình.
Ngụ miền Lộc đỗng cảnh thanh,
Là Hồ sinh vốn thiện danh đang thì.
Nhiều bề cách vật trí tri,
Tiếng muông chim lại hay suy nên lời.
Kinh thành nhân thủa ra chơi,
Lý lê thủ tướng gần nơi ngụ nhà.
Canh ba thánh thót đồng hồ,
Lạ nhà chưa ngủ hồ đồ xiết bao.
Bỗng nghe bên cỗi bích đào,
Tiếng con muông sủa bào hao dậy dàng.
Chẳng là chuột bạch bên tường,
Cong đuôi mà chạy vội vàng hãi kinh.
Cửa hang sẵn ở góc thành,
Chạy ngang vào đấy ẩn mình một khi.
Mất mồi muông lại chạy đi,
Trong hang dường tiếng nam nhi hỏi rằng:
"Uẩy ai quen thuộc chưa tường !
Đêm khuya đương đột vì chưng cớ nào ?"

Nhà Nhiên cứu đã nhận xét rằng: 

"Trinh thử mượn chuyện loài vật để nêu lên hình ảnh người phụ nữ ở góa biết giữ lòng chung thủy đối với người chồng đã mất, đả kích hạng dâm dật giở trò ong bướm đối với người góa bụa, và phê phán những phụ nữ ghen tuông quá đáng.Trinh thử đề cao lối sống trong sạch, chỉ trích những kẻ keo bẩn ky cóp làm giàu một cách không chính đáng. Tác phẩm cũng chĩa mũi nhọn vào bọn quyền thần, và phản đối lối sống tùy thời của những kẻ chuyên luồn cúi. Luân lý ở đây có phần hợp với nhân dân lao động, nhưng cũng chịu ảnh hưởng nặng nề của lễ giáo phong kiến chính thống"

0972 873 962