Ấn phẩm "Tự học coi chỉ tay" của tác giả Huyền Linh, do Văn Nghệ xuất bản năm 1970. Ấn phẩm đang được lưu giữ tại Quán Sách Mùa Thu có tình trạng đủ bìa, gáy mất 3/4, dày 165 trang, ruột đẹp, lõi chắc chắn.
Ở các người bình thường - nghĩa là các người thuận dùng bàn tay mặt hoặc cả hai bàn tay thì bàn tay trái giữ một vai trò thụ động so với bàn tay mặt là bàn tay có tính cách "tác động".
Bàn tay trải tiêu biểu cho các "bản năng" di truyền các điều hay và dở do cha mẹ truyền cho, nói tóm lại các tính chất có từ lúc mới lọt lòng, mà một phần các căn nguyên - mà ta gọi là "số mệnh" của ta tùy theo vào đó.
Trái lại bàn tay mặt tiêu biểu các khả năng thay đổi ra tốt hoặc ra xấu tùy theo ý ta muốn, các điểm đã được an bài sẵn từ khi ta mới lọt lòng. Do các dấu này, bàn tay mặt khẳng định rõ các khả năng và hiệu năng đạt được hoặc có thể đạt được do một cố gắng có dụng ý là thay đổi sự việc.
Vì lẽ các chỉ tay của cả hai bàn tay mặt và trái, đều khác nhau hoặc ít, hoặc nhiều, cho nên ta cần phải đánh giá bàn tay này liên quan tới bàn tay kia, khi ta coi chỉ tay.
Biết được như vậy, ta nên coi theo bàn tay trái mà rút kết luận về định mệnh đã được vạch sẵn còn bàn tay mặt sẽ giúp ta biết thể nào là các điểm khác biệt của sự "đổi đời" của từng cá nhân, nghĩa là "định mệnh được thay đổi" của người đó.
Lẽ hiển nhiên, đối với những người thuận dùng tay trái (họ dùng tay trái như phần đông chúng ta dùng tay mặt), thì các điều nhận xét trên đây phải đảo lộn lại.
- Vài nét tổng quát về các chỉ tay -