Ấn phẩm “Tư Mã Quang Vương An Thạch” do tác giả Cố Nhi Tân (một bút danh khác của cụ Lãng Nhân), được nhà xuất bản Phạm Quang Khải ấn hành năm 1968. Ấn bản đang được lưu giữ ở Quán sách Mùa Thu có tình trạng đẹp nguyên bìa gáy, gáy sách không gãy, ruột sách đủ trang, lõi sách đẹp. Sách dày 144 trang, kích thước 20x13cm.
Tư Mã Quang còn gọi là Tốc Thủy tiên sinh, xuất thân tiến sĩ, từng đảm nhiệm nhiều chức vụ như: Ngự sử trung thừa, Học sĩ Viện hàn lâm, Thị độc v v, do bất đồng chính kiến với Vương An Thạch, nên ông đã cáo lui về sống ở Lạc Dương, dồn tâm huyết vào viết sử trong 15 năm. Sau khi Tống Triết Tông lên ngôi, Cao Thái Hậu can dự việc triều chính, Tư Mã Quang được điều lên triều đình đảm nhiệm chức Thượng thư tả bộc xạ, kiêm Môn hạ thị lang. Trong cuộc biến pháp, giữa Tư Mã Quang và Vương An Thạch đã xảy ra bất đồng nghiêm trọng. Nhằm giải quyết nguy cơ trước mắt, Vương An Thạch chủ yếu muốn thông qua biện pháp mạnh bạo cải cách kinh tế và quân sự. Còn Tư Mã Quang thì cho rằng nên thông qua việc chấn chỉnh luân lý cương thường để bó buộc tư tưởng của mọi người vào khuôn phép chế độ hiện hành, chủ trương này thuộc loại cải cách trên cơ sở "Thủ thường". Qua biến pháp của Vương An Thạch, có thể thấy Tư Mã Quang là một người già giặn và về mặt chính trị.
Trước tình hình không thể cộng sự với Vương An Thạch, Tư Mã Quang lui về sống ở Lạc Dương viết sử ký. Năm Bình Trị đầu tiên thời vua Tống Anh Tông, Tư Mã Quang dâng lên nhà vua bộ sách "Lịch niên đồ" gồm 25 quyển, hai năm sau lại dâng bộ sách "Thông chí" gồm 8 quyển, được Tống Anh Tông và Tống Thần Tông khen ngợi và ủng hộ. Tống Anh Tông cho phép Tư Mã Quang thành lập một ban viết sử và tự lựa chọn các quan chức giúp việc. Tống Thần Tông nhận thấy bộ sách này đã giám định về quá khứ, rất có lợi đối với việc trị nước, nên mới đặt tên là "Tư trị thông giám" và tự tay viết lời dẫn. Ngoài cho phép Tư Mã Quang được mượn sách tư liệu của nhà nước ra, nhà vua còn tặng sách cũ ở Dĩnh Để cho Tư Mã Quang để tham khảo, mọi chi phí viết sách đều do nhà nước đài thọ.
Cùng viết sử với Tư Mã Quang còn có các ông Lưu Thứ và Phạm Tổ Ngu, họ đều là nhà sử học bậc nhất thời bấy giờ. Trải qua nhiều năm cố gắng, cuối cùng đã đưa "Thông giám" đạt tới đỉnh cao huy hoàng, sự thành công này đều quyết định bởi công lao tận tụy của chủ biên Tư Mã Quang.