Ấn phẩm "Việt Hoa thông sứ sử lược" của hai soạn giả Sông Bằng - Vân Hạc, sách được nhà xuất bản Quốc Học ấn hành lần thứ nhất năm 1943. Ấn bản đang lưu giữ tại Quán Sách Mùa Thu là bản in lần đầu tiên trên chất liệu giấy dó. Giấy dó là giấy thủ công truyền thống của Việt Nam. Có tính chất mềm, xốp và dai, bền. Ấn bản đang lưu giữ tại Quán Sách Mùa Thu là bản được đội ngũ Little Cats Bookbinding đóng theo lối Passé carton, bọc bằng da dê dòng chagrin cao cấp của Pháp, cổ áo khâu thủ công bằng chỉ line 2 màu cam-đen, nhũ mạ gáy bằng vàng 24k. Giấy gạc màu được làm thủ công bằng phương pháp thuỷ ấn.
Ngựa ba chân
Niên hiệu Thái Hòa (1443 -1453) đời Lê Nhân Tông (1443 - 1459), Trạng Nguyên Nguyễn Trực và Bảng nhãn Trịnh Thiết Trường sang sứ Trung Quốc. Gặp kỳ thi, hai vị đó cùng xin ứng cử.
Trong bài văn của Trịnh Thiết Trường có câu "Nam chi chu, Bắc chi mã". Thiết Trường liền viết chữ "mã" có ba nét chấm. Bởi vậy, văn Thiết Trường tuy hay nhưng quan trường lấy đỗ Bảng nhãn mà Nguyễn Trực đỗ Trạng nguyên.
Nhưng, người Trung Quốc căm tức chữ "Bắc mã" là ngựa Tàu mà chỉ có ba chấm, tức ngựa chỉ có ba chân, nên khi tiễn sứ Việt Nam về nước, họ đem con ngựa buộc lại một chân để Trịnh Thiết Trường cưỡi. Nếu Thiết Trường không đi được sẽ phải lưu lại Trung Quốc để Nguyễn Trực về trước, Trịnh Thiết Trường biết vậy mới làm một cái chân giả bằng gỗ buộc vào chân ngựa nên ngựa ba chân mà vẫn đi được một dặm đường! Thấy thế sĩ phu Trung Hoa chịu Trịnh Thiết Trường ứng biên giới cởi chân ngựa cho đi đều với ngựa Nguyễn Trực.