VIỆT NAM KHẢO CỔ TẬP SAN SỐ 5

Tình trạng: Sách đã đặt hết
Mã sản phẩm: VNKCTSS5
Tác giả: Viện Khảo Cổ
Nhà xuất bản: Bộ Quốc Gia Giáo Dục
Năm xuất bản: 1968
Số trang: 308

Giới thiệu sách

Ấn phẩm "Việt Nam khảo cổ tập san số 5" được nhà xuất bản Bộ Quốc Gia Giáo Dục ấn hành năm 1968. Ấn bản đang lưu giữ tại Quán Sách Mùa Thu có tình trạng đẹp nguyên bìa gáy, sách dày 308 trang, ruột sách đầy đủ, lõi sách chắc chắn.

Ngoài các nội dung của các mục đã nêu, riêng số 2 là số chuyên đề kỷ niệm 300 năm ngày mất Alexande de Rhodes gồm một số bài viết về nhân vật có công lớn đối với chữ Quốc ngữ này và những vấn đề về văn học, lịch sử và tư tưởng Ki-tô giáo tại Việt Nam.

Số 8 còn có thêm phần mục lục của toàn bộ 8 quyển, được chia theo tác giả, số tập san và thể loại, rất tiện cho việc tra cứu của độc giả sau này.

Một điều đặc biệt là nhiều bài viết được trình bài theo lối song ngữ Việt-Pháp như Mấy điều nhận xét về Minh hương xã và các cổ tích tại Hội AnƯu và khuyết điểm của chữ NômGiáo sĩ A-lịch-sơn Đắc-lộ với chữ quốc ngữNền văn chương công giáo về Phanxicô Xaviê tại Việt NamQuốc huý triều Nguyễn,...

Cuối mỗi số thường có mục điểm sách chủ yếu do Trương Bửu Lâm và một số nhân sĩ trí thức như Tạ Quang Phát, Nghiêm Thẩm, Bửu Cầm,... giới thiệu và nhận định nhiều tựa sách Việt ngữ, cổ ngữ lẫn ngoại văn. Nhiều bài có giá trị tư liệu và đối chiếu như bài nhận định về quyển Việt ngữ chính tả tự vị - Lê Ngọc Trụ dài 18 trang của Tạ Quang Phát, so sánh và nhận định về bộ 3 Việt Nam giáo sử (Phạm Phát Huồn), Nguồn gốc của hàng giáo chức Việt Nam (Nguyễn Hữu Trọng) và Lịch sử truyền giáo ở Việt Nam (Nguyễn Hồng) của Trương Bửu Lâm,...

Tuy tồn tại trong khoảng thời gian không dài, kỳ hạn cũng không lấy gì làm cố định, nhưng Việt Nam khảo cổ tập san cũng đã là nơi quy tụ được nhiều tác giả uy tín, tiêu biểu như Bửu Cầm (giáo sư Đại học Văn khoa), Lê Ngọc Trụ (giáo sư Đại học Văn khoa Sài Gòn), Nghiêm Thẩm (Giám đốc Viện Khảo cổ, giáo sư nhiều trường đại học như Đại học Văn khoa Sài Gòn, Đại học Vạn Hạnh, Trường Quốc gia Cao đẳng Mỹ thuật Gia Định,...), kiến trúc sư Nguyễn Bá Lăng (tòng sự chuyên môn kiến trúc), Nguyễn Đăng Thục (giáo sư Đại học Văn khoa Sài Gòn), Nguyễn Khắc Kham (Chánh sự vụ xử lý Giám đốc Viện Khảo cổ), Trương Bửu Lâm (Giám đốc Viện Khảo cổ 1958), Tạ Quang Phát,... tổng cộng hơn 40 tác giả. Đồng thời cũng cống hiến cho độc giả những bài viết, công trình nghiên cứu đáng lưu ý với 116 bài, không kể những mục thông thường như lời giới thiệu, phi lộ, tiểu sử,...

0972 873 962