VIỆT SỬ YẾU

Tình trạng: Còn 1 ấn phẩm
Mã sản phẩm: VSYHCK
Tác giả: Hoàng Cao Khải
Dịch giả: Lê Xuân Giáo
Năm xuất bản: 1971
Số trang: 732

Giới thiệu sách

Ấn phẩm 'Việt sử yếu" của tác giả Hoàng Cao Khải, bản dịch của Lê Xuân Giáo. Sách do Phủ quốc vụ khanh đặc trách văn hóa xuất bản năm 1971. Ấn bản đang được lưu giữ tại Quán Sách Mùa Thu có tình trạng đóng bìa xưa còn bìa gốc, đằng sau sách có phần nguyên âm chữ Hán phục vụ cho nghiên cứu. Sách dày 732 trang, ruột đẹp, lõi chắc chắn.

---------------------------------------------

Tác giả đã rút gọn 4793 năm lịch sử của dân tộc vào một tác phẩm tương đối ngắn. Cuốn sử yếu được tác giả phân đoạn rõ ràng và bố cục hệ thống hóa rành mạch, kèm theo những ý kiến phê bình, nhận xét về mọi sự kiện lịch sử.

Cuốn sách chia thành ba quyển với nội dung như sau:

1. Quyển thứ nhất

- Địa thế

- Tiết thứ nhất: Thời đại thượng cổ xây dựng đất nước

Thời-đại kiến quốc này bắt đầu từ đời họ Hồng-bàng trước Công-nguyên 2.879 năm, đến đời Thục An-dương-vương trước Công-nguyên 275 năm. [257 năm].

- Tiết thứ hai: Thời đại nước ta nội thuộc Trung quốc

Thời đại nước ta nội thuộc Trung-quốc bắt đầu từ đời Triệu Võ-đế (tức Triệu-Đà) trước Công-nguyên 207 năm cho đến đời Ngũ-quí sau Công-nguyên 937 năm.

Sau khi Thục An-dương-vương bị mất, chủ quyền của nước ta hoàn toàn bị người Trung-hoa nắm giữ. Nước ta lệ thuộc họ Triệu gần 100 năm, và lệ thuộc từ nhà Tiền-Hán đến đời Ngũ-quí gần 1.000 năm. Thời đại này được gọi là thời đại nội thuộc

- Tiết thứ ba: thời đại nước ta tự chủ

Thời-đại này bắt đầu từ Ngô-vương-Quyền, năm 939 [sau Công-nguyên] cho đến Lê Đại Hành-đế, năm 1008 [sau Công-nguyên].

Về đời họ Hồng-bàng, tuy nước ta đã thành quốc-gia, nhưng thời đại ấy đã thuộc về thời đại Thượng-cổ. Còn trong thời gian hơn một nghìn năm, nước ta bị nội-thuộc nước Trung-hoa, thì vua cũng chẳng ra vua, mà nước cũng chẳng ra nước nữa.

Đến lúc Ngô Quyền xưng vương; Đinh Tiên-hoàng xưng Đế, Lê Đại Hành, sau khi đã đánh bại quân nhà Tống, lại kết tình hòa-hảo với nhà Tống, nền móng quốc-gia chúng ta mới bền vững đến ngày nay. Vậy thì công-lao gầy-dựng đất nước chúng ta là bắt đầu từ ba triều đại ấy, cho nên người ta gọi ba triều đại ấy là thời-đại Tự-chủ.

2. Quyển thứ hai

- Tiết thứ tư: Nói về thời đại văn minh tiến bộ của nước ta

Thời đại này bắt đầu từ vua Lý Thái-tổ, năm 1009 sau Công-nguyên cho đến đời họ Mạc, năm 1530 sau Công- nguyên. Kể từ ngày giành được quyền độc lập trở về sau, nước Việt Nam chúng ta, từ đời nhà Ngô, nhà Đinh và nhà Lê, chỉ mới có vua và biên giới quốc gia mà thôi.

Đến đời nhà Lý, triều vua nào cũng có kiến thiết đất nước cả, pháp-độ đã rành mạch, còn nền văn minh thì chỉ mới phôi-thai. Rồi từ đời nhà Trần và nhà Lê cho đến niên-hiệu Hồng-đức, pháp-chế mỗi ngày mỗi hoàn thiện, đầy đủ, lễ nhạc rõ-ràng, văn-minh mới càng ngày càng bành-trướng. Chính vì thế mà người ta gọi thời đại này là thời đại văn-minh tiến bộ.

3. Quyển thứ ba:

- Tiết thứ năm: ghi chép về thời đại Nam - Bắc phân tranh

Thời đại Nam Bắc phân-tranh này bắt đầu từ ngày nhà Lê Trung-hưng năm 1536 Tây-lịch cho đến đời nhà Tây-sơn năm 1801 Tây-lịch.

 

0972 873 962