BÙI ĐỨC TỊNH

BÙI ĐỨC TỊNH

BÙI ĐỨC TỊNH

Bùi Đức Tịnh tên thật là Bùi Kiêm Bích, sinh ngày 20/09/1923 tại Giồng Mù U, xã An Đức, huyện Ba Tri (Bến Tre). Xuất thân trong một gia đình nghèo, cha (Bùi Kim Thất) làm thầy thuốc bắc, mẹ (Nguyễn Thị Viên) làm giá, ông được cha và hàng xóm là cụ đồ Năm Việt dạy chữ Hán trước khi học ở trường làng và Collège Mỹ Tho (nổi tiếng học giỏi). Sau một năm học (cấp 3) ở Pétrus Ký (Sài Gòn), vì cha mất, ông phải bỏ học để đi làm, nuôi các em nhỏ. Sau này, ông có học hàm thụ, đỗ cử nhân Văn chương Pháp. Ông tự học suốt đời, kết thân và học hỏi từ những người bạn vong niên như Ca Văn Thỉnh, Lê Thọ Xuân, Vương Hồng Sển.

Ông tham gia cách mạng từ năm 1944 và tham gia kháng chiến từ năm 1945.

Bùi Đức Tịnh trước hết là nhà giáo. Ông dạy kèm tại tư gia, rồi dạy các trường tư như Việt Nam học đường, Pasteur, Tiên Long, Kiến Thiết, Đức Trí, Huỳnh Khương Ninh, Jean-Jacques Rousseau, Marie Curie. Từ năm 1972, ông được mời thỉnh giảng về ngôn ngữ học tại các trường Đại học Vạn Hạnh, Đại học Huế, Đại học Văn khoa và Sư phạm Cần Thơ. Trong hàng nghìn học trò của "Thầy Tịnh" có thể kể đến như: Trần Văn Ơn, Phạm Trọng Cầu, Võ Tòng Xuân...

Là nhà nghiên cứu, Bùi Đức Tịnh đã có những đóng góp đáng kể về ngữ pháp tiếng Việt: Những nhận xét về văn phạm Việt Nam (1948), Văn phạm Việt Nam (1952); về văn học: Văn học sử Việt Nam, Văn học và Ngữ học, Những bước đầu của báo chí, tiểu thuyết và thơ mới 1865-1932...

Ông viết báo từ năm 1946. Bút hiệu Bùi Đức Tịnh xuất hiện từ đó. Ông còn viết dưới nhiều bút hiệu khác như: Ngao Châu (lấy tên một bãi biển ở quê hương Ba Tri của ông), Thanh Ba, Bạch Mai Châu. Hoạt động tại Sài Gòn trong thời kháng chiến, ông hợp tác với các báo công khai như Lẽ sống, Đại chúng, Thần chung, Tiếng chuông, Ngày mới; đồng thời là biên tập viên của báo chí kháng chiến: Việt Minh, Liên Việt và Tổ quốc trên hết.

Ham mê sân khấu, ông diễn kịch và viết kịch từ khi còn học trung học ở Collège Mỹ Tho (nay là Trường trung học Nguyễn Đình Chiểu). Năm 1944 ông là Trưởng ban kịch sinh viên (sau này trở thành Ban kịch Thanh niên Tiền phong). Tác phẩm của Bùi Đức Tịnh có thể kể đến: Đời tráng sĩ (1943), Nỗi lòng Hưng Đạo (1944), Tâm sự Lương Khê (1945), Sở Bá Vương tự sát (1955) là những vở kịch thơ, Văn sĩ Nguyệt Hoa (kịch nói, 1060, do Đoàn Việt kịch Năm Châu trình diễn). Kịch bản cải lương: Những vì sao không tên, Ông đồ Thang trông, Chén cơm manh áo, Đốt chồng.

 

  • Các tác phẩm:
  • Những nhận xét về văn phạm Việt Nam (1948)
  • Văn phạm Việt Nam (1952)
  • Văn học sử Việt Nam
  • Văn học và Ngữ học
  • Những bước đầu của báo chí, tiểu thuyết và thơ mới 1865-1932
  • Đường lên cõi Bắc (dịch Richard Wright)
  • Chiêu hồn (tập thơ)
  • Những bước đi của báo chí, truyện cổ tích và thơ mới 1865-1932
  • Từ điển tiếng Việt
  • Lược khảo lịch sử văn học Việt Nam: Từ khởi thủy đến cuối thế kỷ XX
  • Ngữ pháp Việt Nam giản dị Và thực dụng

VĂN PHẠM VIỆT NAM

Ấn phẩm "Văn phạm Việt Nam" của tác giả Bùi Đức Tịnh, sách do nhà xuất bản Khai Trí ấn hành năm 1967. Ấn bản đang lưu giữ tại Quán Sách Mùa Thu có tình trạng rất đẹp, sách nguyên bìa gáy, ruột đẹp, lõi sách chắc chắn. Sách dày 520 trang.  Trong quá trình học ở bậc PT Trung học, học sinh thường viết sai Văn phạm vì không biết cách sử dụng những tiếng mà các em chỉ hiểu nghĩa lờ mờ dựa vào các câu văn đã học. Học sinh thường vấp váp về văn phạm, trong những câu nhiều ý của các bài nghị luận,...
0972 873 962