Ấn phẩm "Chăn gối" của tác giả Alberto Moravia, sách do dịch giả Lê Thanh Hoàng Dân và Mai Vi Phúc phiên dịch, được nhà xuất bản Trẻ ấn hành năm 1973. Ấn bản đang lưu giữ tại Quán Sách Mùa Thu có tình trạng rất đẹp, sách nguyên bìa gáy, ruột đẹp, lõi sách chắc chắn. Sách dày 200 trang, kích thước 20x14cm.
Alberto Moravia , bút danh của Alberto Pincherle , (sinh ngày 28 tháng 11 năm 1907, Rome , Ý - mất ngày 26 tháng 9 năm 1990, tại Rome), nhà báo, nhà văn viết truyện ngắn và tiểu thuyết gia người Ý nổi tiếng với những bức chân dung hư cấu về sự xa lánh xã hội và sự thất tình tình dục . Ông là một nhân vật quan trọng trong văn học Ý thế kỷ 20 . Hầu hết các tác phẩm của Moravia đều đề cập đến sự khô cằn trong cảm xúc, sự cô lập, và sự thất vọng hiện sinh , đồng thời thể hiện sự vô ích của sự lăng nhăng tình dục hoặc tình yêu vợ chồng như một lối thoát. Các nhà phê bình đã ca ngợi văn phong rõ ràng, không trang điểm của tác giả, khả năng thâm nhập tâm lý, kỹ năng trần thuật và khả năng tạo nhân vật chân thực và đối thoại chân thực của tác giả
" Trước hết tôi cần phải nói ngay về vợ tôi. Yêu có nghĩa là, giữa bao nhiêu việc khác, tìm kiếm nét khả ái để nhìn ngắm và xét đoán người mình yêu. Và tìm kiếm nét khả ái không chỉ trong sự chiêm ngưỡng vẻ đẹp của nàng, mà còn chiêm ngưỡng những khuyết điểm, dù ít hay nhiều. Ngay từ những ngày đầu của cuộc hôn nhân, tôi đã cảm thấy thích thú được nhìn ngắm Léda (tên nàng), được săm soi khuôn mặt và trọn cả con người nàng trong từng cử động nhỏ nhặt và từng nét mặt thoáng qua.
Vợ tôi, ngày tôi cưới nàng, chỉ vừa hơn ba mươi tuổi. (Kể từ ngày đó và sau khi cho ra đời ba đứa con, một vài đường nét của nàng, tôi sẽ không nói là đã thay đổi, nhưng có biến đổi phần nào.) Tác người khá cao dù không thực sự cao lắm, trông nàng xinh đẹp, với một thân hình và một khuôn mặt khá hoàn mỹ. Khuôn mặt nàng dài và mỏng, có cái vẻ lẩn tránh, ngơ ngác, gần như khó dò được tình ý, mà một đôi khi những nữ thần cổ điển khoác lấy trong một vài bức tranh xưa cũ tầm thường, mà nét sơn phơn phớt bị sự meo mốc của thời gian khiến càng thêm phần mơ hồ. Cái vẻ độc đáo, vẻ đẹp khó nhận ra được nầy, tựa như một tia nắng phản chiếu lên một bức tường, hay một bóng mây trên mặt biển, mỗi lúc có thể mờ xóa đi, chắc hẳn là do mái tóc vàng màu kim khí, lúc nào cũng hơi rối, và những lọn tóc dài gợi lên nét vời vợi của niềm sợ hãi, sự trốn chạy, kể cả nét vời vợi của đôi mắt xanh lơ, bát ngát, hơi xếch lên, với con ngươi nở lớn và cái nhìn khép nép và phân vân, đã gợi lên, giống như mái tóc, một tâm trạng sợ sệt và bất chợt "