ĐẶNG TRẦN CÔN

ĐẶNG TRẦN CÔN

ĐẶNG TRẦN CÔN

Đặng Trần Côn (1705-1745) là tác giả của Chinh phụ ngâm, kiệt tác văn học viết bằng chữ Hán của Việt Nam.

Đặng Trần Côn quê ở làng Nhân Mục (còn gọi làng Mọc), huyện Thanh Trì, nay thuộc phường Nhân Chính, quận Thanh Xuân, Hà Nội. Ông đỗ Hương cống, nhưng thi Hội thì hỏng. Sau đó làm huấn đạo trường phủ, rồi tri huyện Thanh Oai, sau thăng chức Ngự sử đài chiếu khám.

Có một vài giai thoại về Đặng Trần Côn. Tương truyền lúc ấy chúa Trịnh Giang cấm nhân dân Thăng Long ban đêm không được đốt lửa, để đèn sáng, ông phải đào hầm dưới đất, thắp đèn mà học. Khi mới làm thơ, Đặng Trần Côn có đem đến cho bà Đoàn Thị Điểm xem, Đoàn Thị Điểm cười nói: "nên học thêm sẽ làm thơ."

Chinh phụ ngâm ra đời đã gây một tiếng vang lớn trong giới nho sĩ đương thời. Tác phẩm viết bằng chữ Hán giữa thời đại văn học chữ Nôm đang nở rộ cho nên nhiều người đã tìm cách dịch nó ra chữ Nôm. Có nhiều bản dịch và phỏng dịch của Đoàn Thị Điểm, Nguyễn Khản, Bạch Liên Am Nguyễn, Phan Huy Ích. Trong số có những bản dịch đó, có một bản dịch thành công nhất được gọi là Bài hiện hành. Vấn đề ai là tác giả bản dịch đó còn gây tranh cãi. Nhiều người cho rằng đó là Đoàn Thị Điểm, nhưng theo một khuynh hướng khác thì tác giả bản dịch đó là Phan Huy Ích.

Khuynh hướng chung của thơ văn ông là đi sâu vào tình cảm, đi sâu vào nỗi lòng trắc ẩn, phức tạp, sâu kín của con người, nhất là đối với người phụ nữ.

Giống như những tác giả thơ văn ở thời này, ông cũng có những đóng góp lớn cho nền văn học thơ ca Việt Nam.

 

  • Các tác phẩm:
  • Chinh Phụ Ngâm
  • Phủ chương tân thư
  • Yên hữu thưởng xuân thiếp
  • Đặng Trần Côn phú sao
  • Tiêu Tương bát cảnh đồ thi thảo
  • Lãn trai di cảo

CHINH PHỤ NGÂM KHÚC 

Ấn phẩm "Chinh phụ ngâm khúc" của tác giả Đặng Trần Côn và Đoàn Thị Điểm, sách do nhà xuất bản Tân Việt  ấn hành năm 1973. Ấn bản đang lưu giữ tại Quán Sách Mùa Thu có tình trạng rất đẹp, sách nguyên bìa gáy, ruột đẹp, lõi sách chắc chắn. Sách dày 160 trang. Bản in này có in cả nguyên văn chữ Hán và nguyên văn chữ Nôm ở cuối sách, do giáo sư Văn Bình Tôn Thất Lương dẫn giải và chú thích. Nước ta dùng chữ Hán mà bồi bổ quốc văn, ngày xưa theo lẽ tự nhiên, mà ngày nay lại cần phải...
0972 873 962