Ấn phẩm "Vương An Thạch" của tác giả Đào Trinh Nhất, sách do nhà xuất bản Tân Việt ấn hành năm 1960. Ấn bản đang lưu giữ tại Quán Sách Mùa Thu có tình trạng đẹp nguyên bìa gáy, ruột sách rất đẹp, sách dày 130 trang, lõi sách chắc chắn.
Vương An Thạch tự Giới Phủ, hiệu Bán Sơn Lão Nhân, người ở Phủ Châu, Lâm Xuyên (nay là huyện Đông Hương, tỉnh Giang Tây), là một nhà văn nổi tiếng thời nhà Bắc Tống và cũng là nhà kinh tế, chính trị lỗi lạc trong lịch sử Trung Quốc.
Ông xuất thân trong gia đình khoa bảng. Cha đẻ là Vương Ích. Đỗ tiến sĩ năm Khánh Lịch thứ 2 (1042) đời Tống Nhân Tông. Cùng năm, được bổ dụng làm trợ lý cho quan đứng đầu thủ phủ tỉnh Dương Châu. Năm 1047, ông được thăng tri huyện Ninh Ba, tỉnh Chiết Giang. Năm 1051 ông được cử đến Thương Châu làm thông phán. Hết nhiệm kì này ông được điều về kinh đô. Năm 1057, ông làm tri châu Thương Châu tỉnh Giang Tô Năm 1058vông lại được điều đi làm quan hình ngục Giang Đông trông coi việc tư pháp và hành chính Giang Nam. Đến cuối năm này, sau 17 năm làm quan địa phương, ông đã viết một bài trình lên Tống Nhân Tông nêu rõ các trì trệ hiện thời của Bắc Tống và nêu lên các biện pháp khắc phục, áp dụng tân pháp để cải cách chế độ kinh tế-xã hội, quân sự của nhà Tống nhưng thất bại do sự chống đối của các tầng lớp quan lại đương thời. Trải qua một thời gian dài hai đời vua Tống Nhân Tông và Tống Nhân Tông sau khi về chịu tang mẹ 3 năm ở quê nhà, ông ở lại đó và mở trường dạy học.
Lúc còn trẻ, ông đã ưa chuộng Nho học và dốc lòng vào việc quan. Khi tuổi về già, do việc quan không đắc ý, nên ông đem lòng say mê nghiên cứu Phật học. Phật giáo lúc bấy giờ thiên về Thiền Tông có ảnh hưởng rất lớn đối với học thuật Trung Quốc đời Tống.
Đọc giả đọc tác phẩm này sẽ nhìn nhận Vương An Thạch là nhà chính trị có một không hai của Trung Quốc, có tư tưởng duy tân từ chín trăm năm trước đã muốn xây dựng một quốc gia phú cường, đã thi thố những công việc kinh tế lý tài không ngờ thực hiện ở đương thời và ám hợp với hiện tại.