ĐÔNG HỒ

ĐÔNG HỒ

ĐÔNG HỒ

Đông Hồ (1906-1969) tên thật là Lâm Tấn Phác, tự Trác Chi, hiệu Đông Hồ và Hoà Bích. Ông có các bút hiệu khác như Thủy Cổ Nguyệt, Đại Ẩn Am, Nhị Liễu Tiên Sinh. Ông được đánh giá là một nhà giáo, nhà thơ, chuyên gia nghiên cứu tiếng Việt và là một người nhiệt tình với văn hóa dân tộc Việt Nam. Ông là thành viên của nhóm “Hà Tiên tứ tuyệt” gồm: Đông Hồ, Mộng Tuyết (cũng là vợ của ông), Lư Khê và Trúc Hà.

Đông Hồ sinh tại làng Mỹ Đức, tỉnh Hà Tiên, nay thuộc tỉnh Kiên Giang. Thuở nhỏ ông vốn tên là Kỳ Phác, sớm mồ côi cha mẹ, nhờ bác ruột là Lâm Hữu Lân nuôi dạy và đặt tiểu tự cho ông là Quốc Tỉ, tự là Trác Chi. Nhà ông, tổ tiên truyền mấy đời, đều ở ven Đông Hồ ấn nguyệt, là một thắng cảnh trong Hà Tiên Thập Cảnh, nên khi bắt đầu biết làm thơ ông đã lấy hiệu Đông Hồ.

Theo tâm sự của Đông Hồ, chính Nam Phong tạp chí đã đánh thức nơi ông niềm say mê với quốc văn, quốc ngữ.

Từ năm 1926 – 1934, ông lập Trí Đức học xá trên bờ Đông hồ, chủ trương chuyên dạy toàn tiếng Việt, cổ động người Việt tin tưởng ở tương lai Việt ngữ. Thời kỳ này ông cộng tác với Nam Phong tạp chí do Phạm Quỳnh chủ trương đến khi báo đình bản (1935). 

Năm 1935, ông cho xuất bản tuần báo Sống ở Sài Gòn nhưng chỉ ra được vài chục số thì ngưng lại vì không tự túc nổi. Ông về lại Hà Tiên sống và chuyên nghiên cứu văn học miền Nam.

Năm 1945, ông tham gia kháng chiến chống Pháp một thời gian nhưng vì sức khỏe yếu nên ông rời Hà Tiên để lên Sài Gòn.

Ông sáng lập NXB Bốn phương và Nhà sách Yiễm Yiễm thư trang vào năm 1950.

Năm 1953, ông cho xuất bản tập san Nhân Loại để yểm trợ cho nhà xuất bản và nhà sách nêu trên cho đến giữa năm 1964 mới ngưng hoạt động.

Năm 1964, ông ở ẩn tại Quỳnh Lâm thư thất thuộc ngoại ô Sài Gòn. Những năm về sau, ông vừa làm văn vừa làm thơ, thường viết về văn học, về lịch sử; đăng ở các tạp chí xuất bản ở Sài Gòn như Văn Hóa nguyệt san, Bách Khoa, Văn…

Năm 1965, ông được mời phụ trách môn Văn học miền Nam tại trường Đại học Văn khoa Sài Gòn.

Ông mất ngày 25/03/1969 (tức 8 tháng 2 năm Kỷ Dậu) lúc đang đứng trên bục giảng cho sinh viên bài thơ “Trưng Nữ Vương” của nữ sĩ Ngân Giang.

 

  • Các tác phẩm:
  • Thơ Đông Hồ (Văn Học Tùng Thư, Nam Ký Thư Quán, Hà Nội xuất bản, 1932)
  • Lời Hoa (Trí Đức Học Xá, Hà Tiên xuất bản, 1934)
  • Linh Phượng (Nam Ký Thư Quán, Hà Nội xuất bản, 1934)
  • Cô Gái Xuân (Vị Giang Văn Khố, Nam Định xuất bản, 1935)
  • Những lỗi thường lầm trong sự học Quốc văn (Trí Đức Học Xá xuất bản, 1936)
  • Hà Tiên thập cảnh (Bốn Phương xuất bản, 1960)
  • Trinh Trắng (Bốn Phương xuất bản, 1961)
  • Truyện Song tinh (Bốn Phương xuất bản, 1962)
  • Chi lan đào lý (1965)
  • Năm ba điều nghĩ về Truyện Kiều (1965)
  • Bội lan hành (1969)
  • Úc Viên thi thoại (1969)
  • Đăng đàn (1969)
  • Dòng Cổ Nguyệt (1969)
  • Văn học miền Nam: Văn học Hà Tiên (1970)
  • Thăm đảo Phú Quốc (Nam Phong, t. XXI, số 124, 1927)
  • Hà Tiên Mạc thị sử (Nam Phong, t. XXV, số 143, 1929)
  • Chuyện cầu tiên ở Phương thành (1932)

 

DÒNG CỔ NGUYỆT

Ấn phẩm "Dòng cổ nguyệt" của tác giả Đông Hồ, sách do nhà xuất bản Bốn Phương ấn hành năm 1973. Ấn bản đang lưu giữ tại Quán Sách Mùa Thu có tình trạng đẹp nguyên bìa gáy, sách dày 129 trang, ruột sách đẹp, chữ in rõ không bị nhoè, lõi sách chắc chắn. Lời thơ tây nói "Nên yêu mền cái gì không trông thấy hai lần "Biết cõi thế là cõi không, cuộc đời là giấc mộng thì sao khỏi đem lòng lưu  luyến mền yêu:  Mến yêu là mến yêu những cái không trông thấy lại hai lần thì trong sự mến yêu...

VĂN HỌC MIỀN NAM - VĂN HỌC HÀ TIÊN

Ấn phẩm “Văn học Miền Nam - Văn học Hà Tiên” của tác giả Đông Hồ, sách do nhà xuất bản Quỳnh Lâm Thư Thất ấn hành lần đầu năm 1970. Ấn bản đang được lưu giữ ở Quán sách Mùa Thu có tình trạng rất tốt, sách còn nguyên bìa gáy, sách dày 325 trang, lõi sách rất đẹp.  Đông Hồ chẳng những là một ông giáo giảng mấy bài học về văn chương miền Nam mà ông đã đưa ra được hẳn một triết lý dân tộc về ý nghĩa của danh từ Miền Nam, một triết lý văn chương về ý nghĩa danh...

BỘI LAN HÀNH

Tập thơ “Bội Lan Hành” của nhà thơ Đông Hồ được nhà xuất bản Quình Lâm ấn hành năm 1969. Ấn bản đang được lưu giữ ở Quán sách Mùa Thu là bản in lần thứ nhất. Sách có tình trạng rất tốt, bìa gốc, lõi rất đẹp, có chữ kí của Mộng Tuyết là phu nhân của cụ Đông Hồ.  BÀI THƠ “BỘI LAN HÀNH” (trích) “Mảnh nguyệt năm tàn vương mỏng manh Theo con thuyền nhỏ thả lênh đênh Đêm nay thuyền ghé bờ Vô vọng Để sáng mai qua bến Bất bình … Lạc bước ngập ngừng trong ánh sáng  Náu mình theo gió bụi Kinh thành  Gái buôn đâu biết hờn vong quốc  Bên...

HÀ TIÊN THẬP CẢNH - ẤN BẢN CÓ BÚT TÍCH CỦA DỊCH GIẢ

Ấn phẩm “Hà Tiên Thập Cảnh và Đường Vào Hà Tiên” của cụ Đông Hồ và phu nhân Mộng Tuyết được nhà xuất bản Bốn Phương ấn hành năm 1960. Ấn bản đang được lưu giữ ở Quán sách Mùa Thu có tình trạng còn bìa gốc, gáy sách bị sờn mất đôi chỗ, lõi sách rất đẹp, có chữ ký, thủ bút và lời đề tặng của tác giả. Bạn từng nghe nói đến Hà Tiên. Bạn sắp sửa đi Hà Tiên. Bạn từng đến Hà Tiên rồi. Hay bạn là người sinh trưởng ở Hà Tiên nữa. Mỗi khi nói đến Hà Tiên, ai cũng...

ÚC VIÊN THI THOẠI

Ấn phẩm "Ức viên thi thoại" của tác giả Đông Hồ, sách do nhà xuất bản Mặc Lâm ấn hành năm 1969. Ấn bản đang lưu giữ tại quán sách Mùa Thu có tình trạng rất đẹp, sách nguyên bìa gáy, ruột rất đẹp, sách được bao bìa cẩn thận, chữ rõ, sách dày 250 trang, lõi sách chắc chắn.  Đông Hồ (1906 – 1969), tên thật Lâm Tấn Phác, tự Trác Chi, hiệu Đông Hồ và Hòa Bích; các bút hiệu khác: Thủy Cổ Nguyệt, Đại Ẩn Am, Nhị Liễu Tiên Sinh. Ông được đánh giá là một nhà giáo, nhà thơ, chuyên gia nghiên cứu tiếng Việt...
0972 873 962