ERICH SEGLIGMANN FROMM

ERICH SEGLIGMANN FROMM

ERICH SEGLIGMANN FROMM

Erich Segligmann Fromm (23/03/1900 - 18/03/1980) là nhà phân tâm học, tâm lý học xã hội,  triết gia theo chủ nghĩa nhân văn và người theo chủ nghĩa xã hội dân chủ người Đức. 

Ông sinh ra tại Frankfurt am Main (tên đầy đủ là Frankfurt on the Main – phân biệt với một Frankfurt khác ở phía Đông Đức), là con một trong gia đình Do Thái chính thống. Năm 1918, ông vào học Đại học Frankfurt am Main với hai học kỳ ở ngành Luật học. Trong học kỳ hè năm 1919, ông học tại Đại học Heidelberg, nơi ông đã ngừng học luật để chuyển qua xã hội học với các vị thầy như: Alfred Weber (em trai của nhà xã hội học nổi tiếng Max Weber), triết gia – nhà tâm lý học Karl Jaspers và Heinrich Rickert. Fromm nhận bằng tiến sĩ về xã hội học tại Heidelberg năm 1922. Khoảng giữa những năm 1920 ông được đào tạo để trở thành một nhà phân tâm học ở viện phân tâm của Frieda Reichmann ở Heidelberg. Ông bắt đầu trị liệu lâm sàng năm 1927. Năm 1930 ông tham gia Viện nghiên cứu xã hội học Frankfurt và hoàn thành quá trình đào tạo phân tâm của mình.

Sau khi Đức Quốc xã nắm quyền ở Đức, Fromm lánh sang Geneva rồi sau đó vào năm 1934, ông tới Đại học Columbia ở New York. Sau khi rời Đại học Columbia, trong năm 1943 Fromm đã giúp xây dựng chi nhánh Tâm thần học trường phái Washington và năm 1946 ông cùng William Alanson White sáng lập nên Viện tâm lý – phân tâm và tâm thần học. Ông làm giảng viên tại Bennington College từ năm 1941 đến 1949.

Khi Fromm chuyển đến Mexico vào năm 1949, ông làm giáo sư tại Đại học quốc gia về Tự động học (UNAM) và tổ chức các buổi trị liệu phân tâm cho y tế học đường tại đây. Đồng thời ông cũng là giáo sư giảng dạy tâm lý học tại Đại Học Bang Michigan từ năm 1957 đến năm 1961 và cũng là giáo sư thỉnh giảng về tâm lý học tại phân khoa sau đại học về Nghệ thuật và Khoa Học ở Đại Học New York sau năm 1962. Fromm dạy tại UNAM đến khi nghỉ hưu năm 1965 và tại Hội phân tâm học Mexico (SMP) cho tới năm 1974. Năm 1974 ông rời Mexico tới Muralto, Thụy Sĩ và mất tại nhà mình ở Thụy Sĩ năm 1980, 5 ngày trước sinh nhật lần 80 của mình. Trong cuộc đời học thuật của mình, Fromm đã thực hành lâm sàng và xuất bản nhiều series sách.

Ông ủng hộ Thuyết phê phán của trường phái Frankfurt. Qua phân tích những nguyên tắc của phân tâm học trong việc khắc phục những vấn nạn văn hóa, Fromm tin rằng có thể có một “xã hội lành mạnh” được cân bằng về mặt tâm lý. Fromm không đồng ý với Sigmund Freud đối với quan điểm phủ nhận ảnh hưởng của xã hội tới nhân cách, tuy nhiên ông cho rằng những bài phê bình tranh luận của mình về phân tâm học Freud không phải để thay thế nó mà là để làm giàu thêm nó, giải phóng nó khỏi thuyết libido hạn hẹp.

Fromm từng có thời gian hoạt động chính trị. Ông tham gia Đảng Xã hội Mỹ vào giữa những năm 1950. Ngoài ra ông còn là một trong những người sáng lập nên tổ chức SANE, tổ chức tìm kiếm một chính sách hạt nhân lành mạnh. Ông có nhiều hoạt động ủng hộ hòa bình như hoạt động chống lại chạy đua vũ trang hạt nhân hay sự tham gia của Mỹ trong chiến tranh Việt Nam.

 

  • Các tác phẩm:
  • Trốn thoát tự do (1941)
  • Phân tâm học và tôn giáo (1950)
  • Ngôn ngữ bị lãng quên (1951)
  • Xã hội Sane (1955)
  • Nghệ thuật yêu (1956)
  • Trái tim của con người
  • Vượt ra khỏi chuỗi ảo ảnh (1962)
  • Bản chất của con người (1962)
  • Cuộc khủng hoảng của phân tâm học (1970)
  • Nghệ thuật lắng nghe (1994)
  • Nghệ thuật hiện hữu (1993)
  • Đạo đức và phân tâm học
  • Là con người (1997)

CHẠY TRỐN TỰ DO

Ấn phẩm “Chạy trốn tự do” của tác giả Erich Fromm, do Khuất Huy Trác dịch, Lê Xuân Khoa hiệu đính, Hiện Đại Thư Xã ấn hành lần thứ nhất năm 1972. Ấn bản đang được lưu giữ tại Quán Sách Mùa Thu có tình trạng đẹp, tốt, còn nguyên bìa gáy, phần trên của gáy bị mất một đoạn nhỏ, ruột đẹp, gồm 218 trang. “… “Chạy trốn tự do” là một sự phân tích về hiện tượng lo âu của con người gây nên bởi sự sụp đổ của thế giới Trung Cổ trong đó, mặc dù có nhiều hiểm nguy, con người vẫn...

PHÂN TÂM HỌC VỀ TÌNH YÊU 

Ấn phẩm "Phân tâm học về tình yêu" của tác giả Erich Fromm, sách do dịch giả Thụ Nhân phiên dịch, được nhà xuất bản Nhị Nùng ấn hành năm 1969. Ấn bản đang lưu giữ tại Quán Sách Mùa Thu có tình trạng đẹp, nguyên bìa gáy, được bao bọc cẩn thận. Ruột sách không mất trang, chữ rõ không nhòe. Sách gồm có 210 trang. Quyển sách này được dịch ra 18 thứ tiếng và được đọc giả rất đón nhận Xuân Diệu từng viết:  Làm sao sống được mà không yêu, Không nhớ, không thương một kẻ nào? Hãy đốt đời ta muôn thứ lửa! Cho bừng tia...
0972 873 962