HỒ HỮU TƯỜNG

HỒ HỮU TƯỜNG

HỒ HỮU TƯỜNG

Hồ Hữu Tường (1910-1980) là một chính trị gia, nhà văn, nhà báo Việt Nam. Ông sinh tại làng Thường Thạnh, quận Cái Răng, tỉnh Cần Thơ.

Năm 1926, Hồ Hữu Tường sang Pháp học tại trường Đại học Marseille và nộp luận án thi Cao học Toán tại Đại học Lyon. Tại Pháp, ông kết bạn và tham gia hoạt động chính trị với những nhà ái quốc lưu vong và gia nhập Đệ Tứ Quốc tế.

Năm 1930, Hồ Hữu Tường được giao làm chủ nhiệm tờ báo bí mật tên là Tiền quân. Báo chưa phát hành số đầu thì ban biên tập bị bắt vì tổ chức cuộc biểu tình ngày 22/05/1930 trước điện Élysée (dinh Tổng thống Pháp). Cả nhóm bị trục xuất về Việt Nam, ngoại trừ Phan Văn Hùm và Hồ Hữu Tường trốn thoát sang Bỉ. Sau đó ông về nước.

Tháng 11/1932, Hồ Hữu Tường bị Pháp bắt vì phụ trách tạp chí lý luận chính trị bí mật Tháng Mười, đến ngày 01/05/1933 bị xử án treo ba năm. Sau đó ông được mời gia nhập ban biên tập của nhật báo Công luận và tuần báo Đồng Nai.

Năm 1936, Hồ Hữu Tường xuất bản tạp chí Thường trực Cách mạng. Cũng trong thời gian này ông bỏ nhóm La Lutte và cho xuất bản một tuần báo tiếng Pháp tên là Le Militant (Chiến sĩ). Cùng với Đào Hưng Long ông cho ra tờ Thày Thợ. 

Tháng 06/1939, ông tuyên bố từ bỏ Đệ Tứ và chủ nghĩa Mác. Đến cuối năm 1940, Hồ Hữu Tường bị đày ra Côn Đảo cùng với các nhà cách mạng chống Pháp khác như Nguyễn An Ninh, Phan Văn Hùm, Tạ Thu Thâu... Năm 1944, ông được trả tự do. Trong thời gian ở tù, Hồ Hữu Tường đã hình thành một hệ thống tư tưởng mới: chủ nghĩa dân tộc, không lệ thuộc Tây, Tàu, Nga, Mỹ.

Năm 1945, Hồ Hữu Tường ra Bắc Kỳ. Trong thời gian này ông viết “Xã hội học nhập môn” và một loạt sách chính trị, kinh tế khác như: Muốn hiểu chánh trị, Kinh tế học, Kinh tế chánh trị nhập môn, Tương lai kinh tế Việt Nam, Vấn đề dân tộc, Tương lai văn hóa Việt Nam.

Năm 1946, Hồ Hữu Tường được mời tham dự hội nghị Đà Lạt với tư cách cố vấn trong phái đoàn Việt Nam đang điều đình với Pháp. Sau đó, ông tham gia soạn chương trình sách giáo khoa bằng tiếng Việt cho bậc trung học. 

Năm 1947, Hồ Hữu Tường bị Pháp bắt trong lúc tản cư về Hải Dương. Sau đó ông trở về Sài Gòn viết văn, làm báo. Năm 1948, Hồ Hữu Tường hợp tác với báo Sài Gòn Mới và bắt đầu viết tiểu thuyết Phi Lạc sang Tầu.

Năm 1953, Hồ Hữu Tường đưa ra giải pháp Trung lập chế (Neutrality). Năm sau ông sang dự hội nghị Genève, ra sức vận động cho giải pháp trung lập Việt Nam nhưng không thành công.

Tháng 03/1955, Hồ Hữu Tường bị bắt. Năm 1957, ông bị kết án tử hình, nhưng nhờ Albert Camus và những trí thức khác viết thư can thiệp nên chỉ bị đày ra Côn Đảo. Ngày 31/01/1964 ông được trả tự do rồi được đại xá vào ngày 14/07/ 1967. Ra tù, ông viết bài cho tờ Ánh Sáng và đưa ra giải pháp: đề nghị Liên Hợp Quốc hóa miền Nam Việt Nam.

Năm 1965, ông làm Phó Viện trưởng Viện Đại học Vạn Hạnh và vào chủ bút tuần báo Hòa đồng.

Năm 1967, ông tham gia viết bài cho các tờ báo: Tiếng Nói Dân tộc, Quyết Tiến, Đuốc Nhà Nam, Tin Sáng, Sài gòn Mới, Điện Tín v.v...

Ông mất 26/06/1980) tại Sài Gòn vì bệnh nặng.

 

  • Các tác phẩm:
  • Chính trị, kinh tế, triết học:
  • Xã hội học nhập môn (Minh Đức, 1945)
  • Kinh tế học và kinh tế chánh trị nhập môn (Tân Việt, 1945)
  • Tương lai kinh tế Việt-nam (Hàn Thuyên, 1945)
  • Phong kiến là gì? (Minh Đức, 1946)
  • Vấn đề dân tộc (Minh Đức, 1946)
  • Muốn tìm hiểu chánh trị (Minh Đức, 1946)
  • Tương lai văn hóa Việt-nam (Minh Đức,1946; Huệ Minh, 1965)
  • Văn học sử:
  • Lịch sử văn chương Việt-nam (quyển 1) (Lê Lợi, 1950)
  • Văn phạm:
  • Phép nói và viết hỏi ngã (1950)
  • Em học tiếng mẹ (1950)
  • Em tập đọc (1951)
  • Dịch:
  • Tam quốc chí (quyển 1, 1951)
  • Truyện:
  • Bộ Một thuở ngàn năm (truyện trào phúng chính trị) gồm có: Phi Lạc sang Tàu (Sống Chung, 1949), Phi Lạc náo Hoa Kỳ (Vannay, Paris, 1955), Tiểu Phi Lạc náo Sàigòn (Nam Cường, 1966), Diễm Hồng xuất giá (Nam Cường, 1966)
  • Bộ Hồn bướm mơ hoa (tiểu thuyết lịch sử xã hội, miền Hậu Giang) gồm 4 tập: Mai Thoại Dung, Tam nhơn đồng hành, Ông thầy Quảng, Bủa lưới người (Nam Cường, 1966).
  • Bộ Gái nước Nam làm gì? (tiểu thuyết tranh đấu chống Pháp) gồm Thu Hương và Chị Tập (Sống Chung, 1949).
  • Nỗi lòng thằng Hiệp (Lê Lợi, 1949)
  • Kế thế (tiểu thuyết dã sử) (Huệ Minh, 1964)
  • Bộ Thuốc trường sanh gồm 3 tập: Xây mộng, Phúc đức và Vẹn nguyền (Huệ Minh, 1964). Hoa dinh cẩm trận (tiếp theo Thuốc trường sanh)
  • Người Mỹ ưu tư (tác giả xuất bản, Paris, 1968)
  • Tiểu luận:
  • Những kỹ thuật căn bản của nghề làm báo (in tại Paris, 1951, Hòa Đồng, 1965)
  • Trầm tư của một tên tội tử hình (Lá Bối, 1965)
  • Luận lâm I (Huệ Minh, 1965)
  • Nói tại Phú Xuân (những bài tham luận đọc tại Đại học Huế) (Huệ Minh, 1965)
  • Truyện ngắn, tạp văn:
  • Quả trứng thần (1952)
  • Kể chuyện (Huệ Minh, 1965)
  • Nợ tinh thần (Huệ Minh, 1965)
  • Tự truyện và hồi ký:
  • Thằng Thuộc con nhà nông (An Tiêm, 1966)
  • 41 năm làm báo (Trí Đăng, Đông Nam Á tái bản tại Paris, 1984)
  • Un fétu de paille dans la tourmente (Paris, 1969, chưa in)
 

LỊCH SỬ VĂN CHƯƠNG VIỆT NAM 

Ấn phẩm "Lịch sử văn chương Việt Nam" của tác giả Hồ Hữu Tường, sách do nhà xuất bản Lê Lợi ấn hành năm 1949. Ấn bản đang lưu giữ tại Quán Sách Mùa Thu có tình trạng đẹp hoàn hảo, sách nguyên bìa gáy, được bao bọc cẩn thận. Ruột nguyên vẹn, không mất trang. Sách có 40 trang, lõi sách chắc chắn. Đây là một tập sách nhỏ mở mang bộ Lịch sử văn chương Việt Nam đề cho học sinh trung học dùng. Trong cả bộ sách, tác giả chọn ra những điều trọng yếu trình bày một cách gọn gãy, với những lời...

41 NĂM LÀM BÁO

Ấn phẩm "41 Năm Làm Báo" của tác giả Hồ Hữu Tường, sách được nhà xuất bản Trí Đăng ấn hành lần đầu tiên năm 1970. Ấn bản đang lưu giữ tại Quán Sách Mùa Thu có tình trạng đẹp hoàn hảo, sách nguyên bìa gáy, ruột đủ trang, lõi sách chắc chắn. … khi viết hồi ký nầy, tôi sẽ có dịp nhắc đến một số người, một số việc, một số cảnh vật, mà nếu tôi không nhắc đến, e sẽ bị chôn vùi trong lãng quên. Vậy thiên hồi ký nầy có thể kể là một chứng tích lịch sử, mà khi tôi...
0972 873 962