Ấn phẩm "Hồi ký De Gaulle" là tập hồi ký của tướng De Gaulle do dịch giả Vũ Đình Lưu phiên dịch, sách được nhà xuất bản Cửu Long ấn hành lần thứ nhất năm 1974. Ấn bản đang lưu giữ tại Quán Sách Mùa Thu có tình trạng tốt, sách gồm 2 cuốn, Cuốn 1: 1940-1942 có 560 trang, cuốn 2: 1942-1944 có 290 trang. Sách đầy đủ trang, ruột tốt, lõi sách chắc chắn.
Hồi ký của De Gaulle trước hết là hồi ký của một quân nhân chống lại quân đội, thứ trưởng quốc phòng chống lại chánh phủ, một người lãnh án tử hình nhưnq nhất định không chịu chết. Con người nổi loạn ấy trước là một người cô đơn chỉ biết có độc thoại, ông thừa hiểu rằng « xưa nay bao giờ cũng vậy, người lãnh đạo chỉ có một mình mình đối diện với đại họa quốc biến ». Sự say mê độc đáo của ông là lý tưởng một nước Pháp có « số mệnh cao siêu và phi thường». « Con vật đam mê vô ích» ấy phải lao đầu vào « cuộc phiêu lưu rắc rối» vì y khám phá ra mình qua một triết lý hành động, giữa cơn quốc nạn mà thoái bộ, thụ động và chấp nhận đầu hàng. Sự đam vô ích của ông ít ra cũng có ích dụng thế phàm tạo ra cuộc sống, nhất là khi sự đam ấy ám ảnh một người thực tế và hoạt động. Ông xuất giữa bối cảnh lịch sử như một huyền thoại, và chính huyền thoại de Gaulle lại cấu tạo ra con người de Gaulle gang thép để có tầm vóc đương nổi vai trò làm ra lịch sử nước ông. De Gaulle làm ra lịch sử vì de Gaulle đi ngược dòng lịch sử tối đen để mở ra những trang khác bằng sự nghiệp binh bị lẫy lừng. Ông đã chứng kiến những ngày tàn của chế độ đại nghị, quốc gia đi vào con đường tê liệt, không còn sinh lực để đương đầu với biến cố, vận mệnh quốc gia trao cho những người «không chấp nhận chính trị là cái gì khác một cuộc nhào lộn múa may của những chính khách nhà nghề để sản xuất bài báo và diễn văn, chỉ để biểu diễn tài năng hùng biện và phân phối ghế ngồi, xách động quần chúng và chờ đợi phép lạ ». Những người trách nhiệm quốc phòng chỉ biết có loại chiến tranh phòng thủ lỗi thời, chấp nhận tinh thần chủ bại. Tư tưởng của Gaulle quà là tư tưởng cách mạng khi ông chủ trương không chấp nhận tinh thần Mumich để cho địch được đằng chân lân đằng đầu, tấn công tới tấp ngay từ đầu khiến cho địch trở tay không kịp. Vũ khí của ông là vũ khí tấn công với « những sư đoàn hoàn toàn cơ giới, phần nào thiết giáp, có khả năng tạo ra biến cố, có sức tấn công vũ bão, có thể đưa đến bất cứ nơi nào và có thể tiến quân 50 cày số một ngày bất chấp thành trì kiên cố». Chúng ta biết rằng quan niệm của ông nằm trong chiến tranh quy ước và ngày nay phải bổ túc thêm khi phải đương đầu với hình thức chiến tranh nhân dân; nhưng ở thời đại ông, Hitler áp dụng chiến thuật ấy đã làm chủ được Âu Châu trong một thời gian ngắn.
De Gaulle không có cái may mãn tạo được đạo quân cơ giới ấy. Khi nước Pháp sụp đổ ông chỉ là một kẻ chiến bại,chạy sang Anh với hai bàn tay trắnq,một tướng lãnh không quân lính, một lãnh tụ không lực lượng hậu thuẫn, một thứ chính quyền không lãnh thổ và dân số. Tất đều phải tạo ra, kể cả tấn thảm kịch của ông mà ổng gắn liền với thảm kịch quốc gia. Chính de Gaulle đã sáng chế ra de Gaulle, một cá nhân mãnh liệt, để thu hút hào kiệt trong nước và ngoài nước, và làm nên nghiệp lớn.
Bị quăng ra giữa đường đời sóng gió, tất cả gia tài của ông chỉ có một một niềm tin tưởng. Tia hy vọng cuối cùng của ông trước cảnh sụp đổ hoàn toàn là niềm tin tưởng ở sự tất thẳng chung của nền dân chủ tự do, thoát thai từ những bài học lịch sử đau thương của nhân loại khi bước vào thế kỷ 20. Ông linh cảm được chiều hướng tiến hóa của nhân loại là tinh thần dân chủ. Nên dân chủ liên hệ đến vận mệnh thế giới. Trận chiến tranh này không thể giới hạn trong phạm lãnh thổ của tat trận chiến tranh này không thể chấm dứt bằng chiến trường ở nước Pháp. Pháp ngã quỵ nhưng đồng minh đứng vững.Vấn đề làm sao cho nước Pháp trở lại cuộc chiến, « quân đội xuất hiện trên chiến trường, các lãnh thổ hải ngoại trở lại dự chiến cả nước chia xẻ nỗ lực với chiến sĩ, các cường quốc thừa nhận nước Pháp vẫn tiếp tục chiến đấu, chủ quyền của nước Pháp chuyển giao từ phía những người đầu hàng sang những người chiến đấu, và, một ngày kia, chiến thắng». Đây là những nét lớn của một chương trình hành động đòi hỏi nhiều nghị lực, mạo hiểm, tài năng và mưu trí. Đứng trước những khó khăn ấy de Gaulle đã than rằng mình dồn bị vào cái thế phải uống cạn nước đại cương. Vị tướng không quân lính, vị lãnh tụ không có dân số và lãnh thổ còn phải tạo lấy một thế đứng giữa các đồng minh bận tâm với một địch thủ hùng mạnh đã thôn tính hết Ân Châu hơn là muốn bênh vực quyền lợi của nước Pháp bại trận. Vả chăng sự liên minh quân sự không phải là một lý do để người ta dẹp bỏ tranh chấp quốc gia và mưu đô tư lợi. Anh - Mỹ muốn dùng lực lượng quân sự Pháp Tự Do nhưng muốn nương tay với Pétain để cho hạm đội Pháp khỏi lọt vào tay Hitler, hạm đội Pháp thời ấy mạnh nhất thế giới. Có lẽ vì không được đặt tay lên hạm đội ấy mà Hitler không dám phiêu lưu trên mặt biển đổ bộ sang Anh Quốc, khiến cho đồng minh có thi giờ củng cố lực lượng và sau cùng lật ngược tình thế. Muốn tập hợp tàn lực để tổ chức lại cuộc kháng chiến, de Gaulle cần phải bảo toàn thuộc địa làm mảnh đất dung thân, trong khi Anh - Mỹ muốn đặt các thuộc địa ấy dưới sự kiểm soát quốc tế hay dưới sự kiểm soát của mình đề tiện việc dụng binh ; dĩ nhiên đằng sau nhu cầu quân sự còn có nguồn tài nguyên phong phú của các xứ ấy.
Mưu chước, tranh giành, vận động, mà cả của các đại cường đều xảy diễn trước con mắt ngơ ngác của các quốc gia bị trị chỉ được lời hứa trao trả độc lập,còn ngoài thực tế vẫn chịu sự thao túng ngoại bang ; nhiều năm sau khi chiến tranh kết liễu và qua nhiều giai đoạn tranh đấu gay go họ mới giành lại được chủ quyền. Trước bối cảnh Âu Châu kiệt quệ và các phe lâm chiến đã đổ hết tài nguyên vào bãi chiến trường, Hoa Kỳ nhập cuộc với tư thế một nước giàu mạnh cầm cân nẩy mực cho thế giới tự do. Roosevelt chợt nhận thấy trên đầu mình không còn ai, ông không khỏi vuốt ve mộng bành trướng uy thế khắp hoàn vũ. Tất cả những sự kiện ấy tạo thành tranh chấp và mâu thuẫn giữa đồng minh với nhau, lồng vào trong cuộc tranh chấp binh bị với khối Trục.
Trước bối cảnh ấy, de Gaulle và nhóm của ông, tạo thế đứng cho mình và cho tiếng của một nước lâm chiến khi chiến tranh kết thúc, sự nghiệp cứu quốc ấy quả là thiên nan vạn nan. Ông xuất hiện trong lịch sử nước Pháp như người hùng của thời đại. Thiên hồi ký của ông tô điểm cho sự nghiêp ấy những nét mỹ miều nhưng đồng cũng cho thấy tham vọng của một người muốn cho nước mình đóng vai trò cường quốc bất cứ giá nào; tham vọng ấy bộc lộ qua chinh sách đối với Syrie, Liban và sau này; khi thế chiến kết liễu, đối với Algérie. Như vậy, ông chiến đấu cho sự hùng cường của nước Pháp chứ không phải cho chính nghĩa dân chủ,c ho sự giải phóng dân tộc và con người như ông đã lỉnh cảm được và bộc lộ qua các bài diễn văn của ông, ông có the gây rắc rối cho nền dân chủ. Phải có một trào lưu tiến hóa dân mạnh mẽ trên thế giới hậu chiến mới đem được cho các dân tộc nhược tiểu sự bình đẳng chính trị, điều kiện tối yếu để quân bình hai quan niệm ý thức hệ chi phối hoàn cầu ngày nay.