HOÀNG THÚC TRÂM

HOÀNG THÚC TRÂM

HOÀNG THÚC TRÂM

Hoàng Thúc Trâm (1902-1977), bút danh Hoa Bằng, Sơn Tùng, Song Côi, là nhà nghiên cứu văn học và sử học Việt Nam.

Ông sinh ta tại làng Hạ Yên Quyết (về sau gọi là làng Cót), phủ Hoài Đức, tỉnh Hà Đông (nay thuộc thuộc phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội). Cha ông là Hoàng Thúc Hội (1870-1938), hiệu Cúc Hương, đỗ Cử nhân khoa Bính Ngọ (1906), nhưng không ra làm quan. Lớn lên, Hoàng Thúc Trâm có được một số vốn Hán học uyên thâm và các tri thức lịch sử sâu rộng, chủ yếu là nhờ sự tự học của mình.

Từ những năm 1920, bút hiệu Hoa Bằng (bút hiệu chính của ông) đã lần lượt xuất hiện trên các báo như: Nước Nam, Thế giới, Tân văn, Tiểu Thuyết thứ Bảy, Tri tân, Thực nghiệp dân báo, Trung Bắc tân văn, Thanh Nghị,... (ở Hà Nội), Tân văn, Thế giới (ở Sài Gòn), v.v… Đặc biệt là trên tờ Tri tân mà ông là Chủ bút, ông đã để lại ngót trăm bài viết về văn học, sử học.

Từ CMT8 (1945) cho đến khi Kháng chiến chống Pháp (1946-1954) kết thúc, ông ở lại Hà Nội tiếp tục làm báo và viết sách. Sau đó, ông lần lượt công tác tại Ban Văn sử địa, Viện Sử học, và cuối cùng là ở Ban Hán Nôm thuộc Ủy ban Khoa học Xã hội Việt Nam. Trong khoảng thời gian ấy, ông có trên 30 luận văn in ở các tạp chí Nghiên cứu văn sử địa, Nghiên cứu văn học, Nghiên cứu lịch sử… Vì những công trình rất có giá trị ấy, ông được kết nạp vào Hội Nhà văn Việt Nam và Hội sử học…

Ngày 16 tháng 2 năm Đinh Tỵ (05/03/1977), nhà nghiên cứu Hoàng Thúc Trâm từ trần, hưởng thọ 75 tuổi.

 

  • Các tác phẩm:
  • Văn học:
  • Tư tưởng đại đồng trong cổ học tinh hoa (1949)
  • Gia Linh công chúa (tiểu thuyết lịch sử, 1949)
  • Văn chương quốc âm đời Tây Sơn (biên khảo, 1950)
  • Hồ Xuân Hương, nhà thơ cách mạng (biên khảo, 1950)
  • Dân tộc tính trong ca dao (biên khảo, 1952)
  • Lý Văn Phức (biên khảo, 1953)
  • Khảo luận về truyện Thạch Sanh (biên khảo, 1957)
  • Sử học:
  • Quang Trung - Anh hùng dân tộc, I và II (biên khảo, 1944)
  • Năm Kỷ Mùi (1799), niên hiệu Cảnh Thịnh thứ 7, công chúa Lê Ngọc Hân mất, hưởng dương 29 tuổi. Lễ bộ Thượng thư Ðoan Nham hầu Phan Huy Ích phụng chỉ soạn bài văn tế cho Hoàng đế Cảnh Thịnh đích thân đọc trước linh sàng Hoàng thái hậu họ Lê. Bà được truy tặng là Như Ý Trang Thuận Trinh Nhất Vũ Hoàng Hậu. Bài văn tế này đã được Hoa Bằng Hoàng Thúc Trâm tìm thấy và công bố trên tạp chí Tri Tân vào năm 1943 tại Hà nội.
  • Lịch sử xã hội Việt Nam (biên khảo, 1950)
  • Trần Hưng Đạo (biên khảo, 1950)
  • Dịch thuật:
  • Lê quý kỷ sự (ghi chép những việc cuối đời Lê, 1974)
  • Lịch triều tạp kỷ (Ghi chép tản mạn về các triều đại, 2 tập, 1975)

TRẦN HƯNG ĐẠO

Ấn phẩm "Trần Hưng Đạo" do tác giả Hoàng Thúc Trâm biên soạn được nhà xuất bản Vĩnh Bảo cho ấn hành năm 1950. Ấn bản đang lưu giữ tại Quán Sách Mùa Thu có tình trạng đẹp, nguyên gáy, ruột đầy đủ, không bị mất trang, chữ viết rõ không nhòe. Sách được bao bọc rất cẩn thận, lõi sách chắc chắn Hưng Đạo đại vương Trần Quốc Tuấn chẳng những là một vĩ nhân Việt Nam mà còn là một danh nhân trên mảnh đại lục Đông Nam Á từ thế kỉ mười ba đến giờ. Đối với lịch sử Việt Nam, ngài là một...
0972 873 962