HỌC THUYẾT VIỄN ĐÍCH

Tình trạng: Còn 1 ấn phẩm
Mã sản phẩm: THVDNVT
Dịch giả: Nguyễn Văn Thọ
Nhà xuất bản: Văn Đàn
Năm xuất bản: 1968
Số trang: 516

Giới thiệu sách

Ấn phẩm "Học thuyết viễn đích" của tác giả Pierre André Léon Lecomte du Nouy do dịch giả bác sĩ Nguyễn Văn Thọ phiên dịch, được nhà xuất bản Văn Đàn ấn hành lần thứ nhất năm 1968. Ấn bản đang lưu giữ tại Quán Sách Mùa Thu có tình trạng rất đẹp, sách nguyên bìa gáy, dày 516 trang, ruột đẹp, lõi sách chắc chắn.

Pierre André Léon Lecomte du Nouy sinh ngày 20.12.1883 tại Paris. Cha là một kiến trúc sư lỗi lạc, mẹ là một nữ văn sĩ. Năm 27 tuổi ông đậu tiến sĩ luật. Về tín ngưỡng ,Ong không tin có phép lạ , nhưng ông rất ngưỡng mộ Chúa Jésus và coi Ngài như một bậc chí nhân, đại nhân, đã lướt thắng được mọi yếu đuối nhân loại. Năm 37 tuổi ông nộp luận án tiến sĩ khoa học tại đại học Sorbonne. Năm 40 tuổi ông sang Mỹ làm việc trong viện nghiên cứu Rokfeller ở New York. Trong suốt 7 năm ở đây , Lecomte du Nouy công bố được tất cả 57 công trình khảo cứu khoa học. Năm 1936 ông thôi làm việc ở Viện Pasteur Paris, bắt đầu chuyen sang suy tư triết học và tín ngưỡng. Ông nhận thấy rằng nhiều nhà khoa học và chính trị quá vội vàng kết luận là không có Thượng Đế. Và ông sợ hãi khi nhận thấy rằng vì chối bỏ đạo giáo , con người trở nên hư hỏng và mất hết những nguồn vui thiêng liêng thanh khiết… Thế là từ năm 1938 trở đi cho đến khi mất năm 1947, ông đã để hết tâm trí thực hiện một công trình vĩ đại, đó là học thuyết viễn đích, một học thuyết nói lên niềm tin vào Thượng Đế, vào sự tiến hóa, vào các giá trị tâmthần và siêu nhiên, cũng như vào định mệnh sang cả của con người trong tương lai.

Thuyết viễn đích của ông nêu lên hấp lực tiến hóa (TH) như một lực định hướng, như trọng lực hay từ lực đối với vạn vật. Vạn vật giống như nước chảy từ ngọn núi xuống thung lũng, có phần rải rác vướng lại dọc đường, phần khác tuôn về tận đáy. Đó là cách ông bày tỏ tác lực điều hướng của cuộc TH mà mục tiêu sâu xa là đạt đến tinh thần, đến tâm linh (conscience, esprit, âme humaine). Luật tự nhiên đã tác động vạn vật từ khởi thủy, nhưng chính những cố gắng tự thân sẽ điều chỉnh hướng tiến. Có vô vàn thử thách, chỉ những chủ thể nào đạt được một tiến bộ thực sự mới tồn tại và tiếp tục tiến hóa. 

Thuyết viễn đích chủ trương cuộc tiến hóa quần sinh có một mục phiêu thâm viễn là thực hiện một giống người siêu đẳng, thần nhân. Thuyết viễn đích, như vậy, ngược lại với các thuyết Lamarck, Darwin, Weismann vì những học thuyết này đi tìm lý do của cuộc tiến hóa, còn thuyết viễn đích lại đi tìm cùng đích của cuộc tiến hóa. Thuyết viễn đích đặt ra một cùng đích xa xăm nhưng rõ rệt, cho nên nó cũng khác với các thuyết cùng đích gần gũi, của Cuvier, Lamarck, [2] hay cùng đích mơ hồ đại khái của C. Von Nageli, và Kolliker.  Vì nó chủ trương con người còn tiến hóa hàng trăm ngàn năm, hàng tỉ năm nữa, cho nên nó cũng khác với sự tin tưởng của giáo dân là ngày tận thế chẳng còn xa. Vì thuyết viễn đích tôn trọng sự cố gắng cá nhân và chủ trương Thượng Đế hướng dẫn công cuộc tiến hóa một cách vi diệu, nên nó cũng khác với các thuyết định mệnh, số mệnh (Déterminisme, fatalisme). Thuyết viễn đích chủ trương tiến hóa nhưng chấp nhận sự hướng dẫn của Thượng Đế, nên khác hẳn thuyết tiến hóa duy vật, vô thần.

Xét về phương diện lập luận và cấu tạo, Lecomte du Noüy đã xây dựng Thuyết viễn đích dựa trên:

1) – thuyết tiến hóa, một học thuyết khoa học đang được thịnh hành khắp năm châu.
2) – tin tưởng Thượng Đế hướng dẫn quần sinh và nhân loại đến một định mạng sang cả, đến một giống người siêu đẳng trong tương lai.

Trong chương kết tác phẩm «Tương lai tinh thần», ông có trích dẫn một câu của Jules Lachelier đầy ý nghĩa, và cũng là phản ảnh tâm tư ông: «Về phương diện khảo cứu, tôi là những người không muốn bỏ Darwin và chẳng muốn bỏ Moise.»

Bác sĩ Nguyễn Văn Thọ sinh ngày 15 tháng 12 năm 1921 tại Chi Long, Hà Nam, Bắc Việt. Ông tốt nghiệp Đại học Y khoa Hà nội năm 1952. Kể từ năm 1956 Bác sĩ Thọ đă nghiên cứu về Triết học Đông phương, bắt đầu từ Khổng Giáo trong suốt 9 năm liền, sau đó là Lão Giáo, rồi đến Bà La Môn, Phật Giáo và tiếp theo là Thiên Chúa Giáo và các đạo giáo ở Âu Châu. Năm 1960 tác giả được trao giải thưởng văn chương Tinh Việt Văn Đoàn qua tác phẩm Trung Dung Tân Khảo.

Từ năm 1967 cho đến 1975, Bác sĩ là Giáo sư Đại Học Văn Khoa và Minh Đức, Sài Gòn khoa Triết Học Đông Phương.

Năm 1982 Bác sĩ cùng gia đình định cư tại Hoa Kỳ và lấy bằng Bác Sĩ Y Khoa tương đương tại Hoa Kỳ vào năm 1983. Tác giả tiếp tục các công trình Văn Hoá, và diễn giảng về Kinh Dịch và Văn Hóa Á Châu.

Các sách đã xuất bản tại Việt Nam:

– Khảo Luận & Phê Bình Học Thuyết Khổng Tử (1960)

– Lecomte Du Nouy & Học Thuyết Viễn Đích (1968)

– Khổng Học Tinh Hoa (1970)

– Những Tương Đồng Giữa Phật Giáo, Khổng Giáo, Thiên Chúa Giáo (1970)

– Chân Dung Khổng Tử (1973)

0972 873 962