Ấn phẩm "Hương rừng Cà Mau" của tác giả Sơn Nam, sách do nhà xuất bản Lá Bối ấn hành lần thứ nhất năm 1967. Ấn bản đang lưu giữ tại Quán Sách Mùa Thu có tình trạng sách còn bìa, gáy bị sờn đôi chỗ bị hư, được bao bọc cẩn thận. Ruột sách có đầy đủ trang, chữ rõ không nhòe. Sách dày 260 trang, lõi sách chắc chắn. Đây là ấn bản đặc biệt, giấy trắng, in số lượng giới hạn.
Nhà văn Sơn Nam (1926 - 2008) tên thật là Phạm Minh Tày (Tài), Sơn Nam sinh tại làng Đông Thái, huyện Gò Quao, tỉnh Rạch Giá (nay thuộc tỉnh Kiên Giang). Đây là một nhà văn nổi tiếng của nền văn học Việt Nam. Nhà văn Sơn Nam đã viết nên nhiều tác phẩm dấu ấn, ông được nhiều người gọi yêu là “ông già Nam Bộ”, “ông già Ba Tri”, “ông già đi bộ”, “pho từ điển sống về miền Nam” hay là “nhà Nam Bộ học”.
Tập truyện ngắn Hương rừng Cà Mau, xuất bản năm 1962, kể lại những câu chuyện về vùng đất đặc thù ở bán đảo Cà Mau. Đây là tập truyện ngắn được xếp ở vị trí cao trong số những tác phẩm văn học đặc sắc nhất của Nam bộ. Đọc “Hương rừng Cà Mau” thấy được cái phong vị độc đáo của một thời tuy đã xa nhưng nhắc lại nghe gần trong tâm thức. Sống ở thành đô nhưng luôn luôn nghĩ về những không gian thời gian ấy, thời của những câu thơ mở đầu đọc nghe đứt ruột:
“Muỗi vắt nhiều hơn cỏ
Chướng khí mù như sương
Thân không là lính thú
Sao chưa về cố hương
Chiều chiều nghe vượn hú
Hoa lá rụng buồn buồn
Tiễn đưa về cửa biển
Những giọt nước lìa nguồn
Đôi tâm hồn cô tịch
Nghe lắng sầu cô thôn...”
Dòng hoài niệm trôi về nơi những địa danh mà nghe như tưởng của thế giói xa xăm nào. Những Hòn Cổ Tron, những sông Gành Hào, những rừng U Minh,.. tuy có trong thực tế nhưng lại hiện ra trong một huyền thoại nào tưởng chỉ có trong cổ tích. Chuyện hát bội giữa rừng U Minh: “Câu chuyện hát bội hồi xưa tới đây cũng khá dài rồi. Nhưng chưa hết, vì còn mấy ông cọp nọ. Có lẽ mấy ông mê hát bội hơn loài người. Chừng một hai tháng sau, cái sân khấu nọ tốc nóc, bao nhiêu nọc tràm làm hàng rào đã lung lay ngả nghiêng trên dòng nước, chừng đó người ta thấy một đôi ông cọp thường tới lui ngồi cú rũ dưa gốc cây gừa bên bờ rạch. Nhất là đêm có trăng, mấy ông le lưỡi dài thòn, như nhớ tiếc bao nhiêu con mồi ngon, bao nhiêu tiếng kèn tiếng trống. Biết đâu về sau này mấy tiếng “coi hát cọp” là do sự tích của mấy ông hồi xưa không chừng!”. Chuyện bắt sấu U Minh: “Tới ao sấu, ông năm Hên đi vòng quanh dòm địa thế rồi ngồi xuống uống một chung rượu. Kế đó ông với tôi lấy xuổng đào một đường nhỏ, ngày một cạn, từ bờ ao lên rừng chừng mười thước. Xong xuôi ông biểu tôi bứt cho ổng một nắm dây cóc kèn. Phần ổng thì lo đốn một đống cây mốp tươi, chặt ra khúc chừng ba tấc.
Quyển sách này là bản đặc biệt, in lần thứ nhất năm 1967. Những câu chuyện tác giả kể trong quyển sách diễn ra vào những năm từ 1930 đến 1940. Đây là tác phẩm hứa hẹn sẽ mang lại những câu chuyện kì thú về một miền đất ở tận cùng tổ quốc.
Với sứ mạng gìn giữ và phát huy những tác phẩm xưa cũ có nguy cơ bị mai một theo thời gian. Cùng với tâm huyết và sự nổ lực không ngừng nghĩ để mang những tác phẩm thật sự chất lượng về nội dung và lưu truyền những giá trị tốt đẹp của sách xưa đến với bạn đọc. Chúng tôi tin chắc rằng tác phẩm này là một sự trải nghiệm tuyệt vời, và là tác phẩm có giá trị trong tủ sách của bạn.