KAHLIL GIBRAN

KAHLIL GIBRAN

KAHLIL GIBRAN

Kahlil Gibran (1883-1931) là tiểu thuyết gia, họa sĩ, thi sĩ tâm linh với cung giọng ngôn sứ và triết gia theo chủ nghĩa hiện sinh hữu thần. Theo thống kê của giới xuất bản sách, Gibran là thi sĩ có số lượng độc giả đông vào hàng thứ ba, chỉ sau Shakespeare và Lão Tử. 

Ông sinh ra tại làng Bsharri, thuộc vùng núi Miền Bắc Li-băng (Lebanon) vào thời xứ sở ấy còn là một phần của Syria, chịu sự đô hộ khắc nghiệt của Đế quốc Ottoman Thổ Nhĩ Kỳ. Vì nhà nghèo và trường học ở xa, việc học của Gibran chỉ dựa vào những chuyến viếng thăm đều đặn của các linh mục. Họ dạy ông về tôn giáo, tiếng Aram là ngôn ngữ Đức Giêsu sử dụng và thịnh hành trong thời Tân ước, tiếng Ả Rập, tiếng Syria và mở mắt cho Gibran về lịch sử và khoa học. Ngày 25/06/1895, mẹ con Gibran sang Mỹ tìm cuộc sống mới và cập bến ở Hoa Kỳ. Họ định cư tại mạn nam thành phố Boston trong một khu vực có cộng đồng người Syria và Li-băng đông vào hàng thứ hai sau New York. 

Vài tháng sau khi tới Mỹ, Gibran được tới trường, theo học lớp Anh ngữ dành cho trẻ em di dân. Nhờ tham gia sinh hoạt chung, khả năng vẽ và các bức ký họa của Gibran lọt vào mắt một tác viên xã hội tại trung tâm cộng đồng của khu phố, Gibran được giới thiệu cho Fred Holland Day, một họa sĩ và nhiếp ảnh gia cấp tiến của Boston. F.H. Day dùng Gibran làm người mẫu và bắt đầu hướng dẫn cậu về hội họa, văn học và đặt cậu lên điểm xuất phát của con đường nghệ thuật nổi tiếng. Tại cơ sở của Day, Gibran cũng khởi sự chịu ảnh hưởng của chủ nghĩa lãng mạn và chủ nghĩa tượng trưng, đồng thời xây đắp hoài bão hoạ sĩ tâm linh và thi sĩ ngôn sứ cho tương lai.

Năm 1898, được mẹ và anh chu cấp, Gibran quay lại Li-băng. Sau mấy tuần lễ cấp tốc khắc phục trình độ đọc và viết tiếng Ả Rập của mình, ông theo học và hoàn tất chương trình căn bản giáo dục Ả Rập bốn năm tại Minh triết Học đường (College of Al-Hikmah) của Giáo hội Maronite. Ông cũng thường đến trầm tư ở Tu viện Mar-Sarkis hoang phế tại Bsharry như thời còn nhỏ.

Năm 1904, vào ngày cuối cuộc triển lãm tranh lần thứ nhất của mình, Gibran gặp Mary Elizabeth Haskell, hiệu trưởng một trường nữ cấp tiến tại Boston, người đã tài trợ mọi phí tổn cho chuyến đi Paris năm 1908 của Gibran. Hai năm ở Paris, Gibran học tập hội họa tại Viện Julien (Académie Julien) và Trường Mỹ thuật Paris (Ecole des Beaux Arts de Paris), đôi khi được sự chỉ bảo của nhà điêu khắc thiên tài Pháp Auguste Rodin (1840-1917) mà ông có họa chân dung. Năm 1911 Gibran về lại Boston, tới năm sau, ông dọn hẳn lên ở New York và dành trọn thì giờ cho việc vẽ và viết.

Từ năm 1903, Gibran bắt đầu viết các tiểu phẩm đầu tiên bằng tiếng A Rập trong đó có cuốn sách mỏng về âm nhạc Nubthah fi Fan Al-Musiqa (1905) và tập truyện ngắn Linh hồn nổi loạn (1908).

Năm 1920, Gibran là Chủ tịch sáng lập Văn đoàn Arrabitah, một hội văn bút tại New York gồm khoảng 12 thành viên.

Gibran qua đời năm 1931 tại New York vì bệnh xơ gan và lao phổi thời kỳ đầu. Lễ tang ông tại Boston được tổ chức trang trọng và cảm động theo nghi thức Công giáo ở thánh đường tại Tyler Street. Sau đó, thi hài Gibran đưa về Li-băng, được chính quyền và dân chúng tổ chức liên hoan đón rước. (Theo Nguyễn Ước)

 

  • Các tác phẩm:
  • Gãy cánh uyên ương (The Broken Wings)
  • Ngôn sứ (The Prophet)
  • Vườn ngôn sứ & Thần linh trần thế (The Garden of the Prophet & The Earth Gods)
  • Tiếng nói Tôn sư  (The Voice of the Master)
  • Trầm tư quán tưởng (Thoughts and Meditations)
  • Nước mắt và nụ cười (A Tear and a Smile)
  • Người yêu cô đơn (Secrets of the Heart)
  • Giêsu Con của Con người (Jesus the Son of Man)
  • Linh hồn nổi loạn (Spirits Rebellious)
  • Tân nương thảo nguyên (Nymphs of the Valley)
  • Gương soi linh hồn (Mirrors of the Soul)
  • Đám rước & Thi sĩ (The Procession & The Poet)
  • Gã khùng & Châm ngôn tâm linh (The Madman & Spiritual Sayings)
  • Chuyện người phiêu lãng & Cát biển và bọt sóng (The Wanderer & Sand and Foam)
  • Kẻ tiền hô & Kịch đời (The Forerunner & Dramas of Life)
  • Chân dung tự họa (Self-Portrait)
  • Đôi cánh tình yêu (Wings of Love)
  • Đôi cánh tâm linh (Wings of Spirit)
  • Đôi cánh tư tưởng (Wings of Thoughts)
  • Minh triết của Kahlil Gibran (Wisdom of Kahlil Gibran)

KẺ TIÊN TRI

Ấn phẩm "Kẻ tiên tri" của tác giả Kahlil Gibran, bản dịch của Hồng Hà, do Quế Sơn Võ Tánh xuất bản năm 1970. Ấn bản đang được lưu giữ tại Quán Sách Mùa Thu có tình trạng đẹp, tốt, còn bìa gáy, dày 105 trang. "... Vì minh triết và tính cách thơ mộng của nó, tác phẩm "Kẻ Tiên Tri" (The Prophet) của ông đã trở thành một cuốn sách gối đầu giường cho nhiều thế hệ thanh niên hiện đại như cuốn "Câu chuyện dòng sông" của Hermann Hesse thuở nào. "Kẻ Tiên Tri", ngoài minh triết và huyền học Ả Rập, còn bàng...

THÁNH THƯ

Ấn phẩm “Thánh Thư” của tác giả Kahlil Gibran được dịch giả Nguyễn Yến Anh dịch ra Việt ngữ, bìa do họa sĩ Hồ Thành Đức trình bày, sách được nhà xuất bản Kinh Thi ấn hành lần thứ nhất năm 1972. Ấn bản đang được lưu giữ ở Quán sách Mùa Thu có tình trạng rất tốt, sách gồm áo ngoài, bìa và gáy nguyên vẹn, áo ngoài còn như mới, màu đẹp, lõi sách rất đẹp.  Tác phẩm của Kahlil Gibran là một hài hoà tuyệt diệu giữa cái đẹp vfa chân lý, một thông điệp của tình yêu và trí huệ. Trong cõi đời đau...
0972 873 962